Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 diễn ra sáng 7/7, đề thi môn Ngữ văn khiến nhiều thí sinh bất ngờ khi phần làm văn 7 điểm hỏi về bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Theo các giáo viên chuyên Văn, ở câu nghị luận xã hội ra vấn đề "sự cần thiết phải biết sống cống hiến" liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu trong phần I. Để hoàn thành câu này, thí sinh cần bắt đầu từ việc trình bày cách hiểu, phân tích được những biểu hiện và ý nghĩa của lẽ sống cống hiến; lấy những dẫn chứng đời sống để minh họa, biết phê phán những biểu hiện trái ngược và những cách hiểu chưa đúng về lẽ sống cao đẹp.
Cuối cùng, thí sinh phải biết liên hệ bản thân để nhận ra những bài học nhận thức và bài học hành động ý nghĩa, thiết thực.
Nhiều học sinh đã hết sức sững sờ khi thấy đề bài ra tác phẩm này, đồng thời cho rằng để đạt điểm 10 tuyệt đối là siêu khó.
Dù kỳ thi đã qua được gần 20 ngày nhưng mới đây, thủ khoa khối D14 năm 2020 là nam sinh Võ Lập Phúc (quê An Giang) đã trổ tài phân tích bài thơ.
Đọc bài nghị luận của Thủ khoa năm ngoái, ai cũng nhất loạt trầm trồ vì kiến thức sâu rộng, dùng ngôn ngữ lập luận sắc bén. Chỉ đọc phần mở bài của Phúc thôi, nhiều người thậm chí còn không hiểu được nam sinh này đang viết gì.
"Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn phi vật chất. Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức có mặt trong cuộc sống, lắp đặt nên các công trình và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân.
Ở mọi cấu trúc tầm cỡ, nền tảng được tạo lập cho sự vững chãi, định hình bản thể của sự vĩ mô và ở đó, trong hình hài của các khối kiến trúc, con người được diện kiến vẻ đẹp tư duy ký thác bên trong sự hữu tồn của viên gạch, nền đất, lớp kính và bản vẽ", trích 2 câu đầu trong bài làm của nam sinh.
Dưới đây là bài văn nghị luận phân tích bài "Sóng" do thủ khoa khối D1 toàn quốc năm 2020 viết:
Được biết, Phúc là con một trong gia đình kinh doanh tự do tại An Giang. Bố em chưa tốt nghiệp lớp 12, còn mẹ chưa hoàn thành chương trình tiểu học. Mỗi khi giới thiệu về mình, chàng trai sinh năm 2002 luôn nhắc đến bố mẹ đầu tiên. Với em, học thức của bố mẹ không phải đáng xấu hổ, thậm chí em luôn tự hào khi nhắc về gia đình.
Nhờ được bố mẹ đầu tư từ nhỏ, Phúc đã có lợi thể tiếng Anh rất sớm. Em tự làm một quyển sổ để ghi từ vựng, định nghĩa, phiên âm và cách dùng khi đi kèm với các giới từ, động từ. Vì xác định học để ôn thi IELTS, Phúc đầu tư thời gian và ôn thi nghiêm túc. Trừ Sử học phụ đạo 2 buổi một tuần tại trường, Phúc không học thêm cả 3 môn của khối D14, tận dụng khả năng tự học tối đa.