Tin mới

Tiến sĩ chỉnh sửa gen người lên tiếng xin lỗi về thí nghiệm "vô nhân đạo" nhưng vẫn tự hào về thành tích

Thứ năm, 29/11/2018, 10:25 (GMT+7)

Tuyên bố dự án thử nghiệm tạo ra cặp song sinh có ADN kháng nhiễm HIV của TS. Hạ Kiến Khuê đã gây sóng gió toàn cầu đối với giới chuyên môn và công cúng.

Tuyên bố dự án thử nghiệm tạo ra cặp song sinh có ADN kháng nhiễm HIV của TS. Hạ Kiến Khuê đã gây sóng gió toàn cầu đối với giới chuyên môn và công cúng.

Tri Thức Trực Tuyến đưa tin, hôm 25/11, nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê tuyên bố dự án thử nghiệm của ông đã tạo ra cặp song sinh có ADN kháng nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới. Việc điều chỉnh gen được thực hiện trên phôi thai trong quá trình thụ tinh nhân tạo cho các cặp đôi tình nguyện mà người chồng có H.

Nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tuyên bố đã tạo ra cặp song sinh được điều chỉnh gen đầu tiên trên thế giới, khiến cộng đồng khoa học Trung Quốc và quốc tế dậy sóng. Ảnh: Reuters.

Ông Hạ nói kết quả thử nghiệm là đột phá trong nghiên cứu y học. Tuy nhiên, tuyên bố của ông vấp phải vô số chỉ trích từ cộng đồng khoa học trong và ngoài Trung Quốc. Những đồng nghiệp của ông không chỉ hoài nghi về tính xác thực của lời tuyên bố mà còn lên án nghiên cứu vi phạm các chuẩn mực đạo đức khoa học.

Nhóm nghiên cứu của TS Hạ Kiến Khuê đã sử dụng CRISPR - một họ các trình tự ADN trong vi khuẩn, để biến đổi gen phôi thai tạo ra một cặp bé gái sinh đôi khỏe mạnh. Đây là cặp sinh đôi đầu tiên được sinh ra có chỉnh sửa gen.

Các tài liệu cho thấy, nhóm nghiên cứu đang chạy thử nghiệm thay đổi gen CCR5, một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, đồng thời là tác nhân gây bệnh AIDS.

Ông Hạ Kiến Khuê bị cáo buộc gian lận khi xin phê duyệt tiến hành thí nghiệm. Ảnh: AP.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại phân tử CRISPR/Cas9 – một Công nghệ mới có thể "cắt và dán" một cách chính xác, cho phép loại bỏ các phần ADN và thay thế chúng theo ý muốn. Bằng cách sử dụng CRISPR để biến đổi gen CCR5, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp những đứa trẻ miễn dịch với HIV trong suốt cuộc đời của chúng.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ II về chỉnh sửa gen người ở Hong Kong (Trung Quốc) hôm 28/11, mặc dù xin lỗi vì tuyên bố của mình gây sóng gió toàn cầu, nhưng TS Hạ Kiến Khuê tiếp tục bảo vệ thí nghiệm gây tranh cãi này.

Ông Hạ nói: "Trước tiên, tôi cần xin lỗi vì kết quả (thí nghiệm) bị rò rỉ bất ngờ và lan truyền rộng rãi trước khi nó được trình bày trực tiếp tại một diễn đàn khoa học như hội nghị này”.

Tại diễn đàn hội nghị, ông Hạ tiếp tục gây bất ngờ khi nói về khả năng em bé được chỉnh sửa gen thứ ba trên thế giới sắp chào đời. Theo ông Hạ, sau khi chuyển phôi đã chỉnh sửa gen bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, một phụ nữ nữa đã thụ thai, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về trường hợp này.

Ông Hạ Kiến Khuê bị chỉ trích về tính cấp thiết của thí nghiệm và trách nhiệm của ông đối với cuộc sống của những đứa trẻ đã chỉnh sửa gen, những thứ có nguy cơ phát triển đột biến ngoài kiểm soát, và thậm chí có khả năng thay đổi bản đồ gen của loài người.

Giáo sư David Baltimore, người đoạt giải Nobel về Sinh Y năm 1975, bước lên diễn đàn hội nghị và buộc tội ông Hạ vô trách nhiệm trong việc sử dụng lâm sàng dòng gen được chỉnh sửa, vì đây là một vấn đề hết sức không an toàn và thiếu sự đồng thuận của xã hội. Ông David Baltimore cho rằng những thí nghiệm này không đến mức cần thiết như là TS Hạ khoa trương.

Trong khi đó, nhà khoa học Robin Lovell-Badge của Viện Francis Crick ở London phát biểu: “Rõ ràng ông ấy (TS Hạ) nghĩ mình đang làm một điều hay, nhưng cá nhân tôi cảm thấy ông ta đã sai lầm khi làm như vậy”.

Chuyên gia Sinh Hóa học người Mỹ David Liu - một nhà đồng sáng chế của công nghệ CRISPR/Cas9 mà ông Hà nói là “công cụ” để điều chỉnh gen - cho biết quy trình đó là không cần thiết.

Đáp lại những chỉ trích về sự thiếu minh bạch trong nghiên cứu, ông Hạ nói tất cả các cặp vợ chồng tham gia thí nghiệm đều chấp thuận và nghiên cứu của ông đã được các đồng nghiệp cân nhắc cẩn trọng.

TS Hạ Kiến Khuê phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ II về chỉnh sửa gen người ở Hong Kong. Ảnh: SCMP

Theo mẫu chấp thuận đăng trên trang web phòng thí nghiệm của tiến sĩ Hạ Kiến Khuê, những người tham gia thử nghiệm đều đã được thông báo về quy trình và rủi ro. Mẫu này cũng đề cập đến Viện Y khoa Luohu Thâm Quyến, được chỉ định là nơi sinh con và và phòng thí nghiệm sẽ trả tổng cộng 280.000 nhân dân tệ (40.300 USD) cũng như các khoản trợ cấp khác cho mỗi cặp vợ chồng tham gia. Tài liệu chấp thuận thứ hai lên kế hoạch cho việc khám sức khỏe theo dõi, bao gồm xét nghiệm HIV, cho trẻ sơ sinh được chỉnh sửa gen cho đến 18 tuổi.

Tuy nhiên, những cặp vợ chồng được đề cập đến trong dự án của ông Hạ đều nói rằng họ không biết gì về dự án này.

Áp lực lớn nhất ông Hạ phải đối mặt hiện nay là quyết định điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc để xem ông có vi phạm luật pháp hay không, trong khi cộng đồng khoa học Trung Quốc hòa chung tiếng nói quan ngại và chỉ trích toàn cầu.

Khi được hỏi liệu có bất kỳ nhu cầu nào để tiến hành thí nghiệm của mình hay không, ông Hạ nói rằng ông làm điều đó cho hàng triệu trẻ em bị phơi nhiễm HIV.

Trả lời câu hỏi "liệu ông có chỉnh sửa gen của chính con mình hay không?", ông Hạ đáp: “Nếu con tôi ở vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ thử nghiệm lên nó đầu tiên!”.

 Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news