Tin mới

Tiếp quản sự nghiệp từ chồng, nữ đại gia giàu "nghìn tỉ”

Chủ nhật, 21/06/2015, 15:00 (GMT+7)

Chỉ được coi là bóng hồng đứng sau lưng doanh nhân Trần Văn Cường, cho đến khi doanh nhân này qua đời. Lê Thị Thúy Ngà điều hành cả cơ ngợi chồng để lại và phát triển.

Chỉ được coi là bóng hồng đứng sau lưng doanh nhân Trần Văn Cường, cho đến khi doanh nhân này qua đời. Lê Thị Thúy Ngà điều hành cả cơ ngợi chồng để lại và phát triển.

Tiếp quản sự nghiệp từ chồng

Thời điểm đầu tháng 9/2014, báo chí truyền thông đồng loạt đưa tin về Đại tượng Phật to nhất Đông Nam Á vừa mới được khánh thành tại chùa Thiên Trường, Nam Định.

Theo thông tin từ giới truyền thông, công trình Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có chiều cao tổng thể là 20,28m. Bệ bê tong cốt thép hoàn thiện mặt ngoài bằng phù điêu đá vân mây và bát vị kim cương. Cụ thể, Đại tượng Phật cao 14,8m, riêng thân tượng cao 12m và chiều rộng trên 9m, đài sen có chiều cao là 28m. Trọng lượng của Địa tượng Phật lên tới 150 tấn, trong đó tỷ lệ đồng chiếm khoảng 90%, thiếc sao vàng chiếm khoảng 7%, chì dẻo chiếm 3%. Giá trị thực hiện pho Đại tượng Phật này lên tới gần 80 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi khánh thành Đại tượng Phật, bà Lê Thị Thúy Ngà – Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường cho biết, sinh thời, cố Chủ tịch tập đoàn Nam Cường luôn mong muốn thể hiện tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ, tin tưởng và thành kính với Phật giáo, vì thế, theo di nguyện của người đã khuất, Tập đoàn Nam Cường một lòng hướng Phật, gia tâm công sức và đã thành tâm cung hiến bức Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tiến hành khởi công từ những ngày đầu năm 2012, thi công sau 357 ngày vào năm 2014 tượng Phật bằng đồng chính thức được hoàn thành, và được xác nhận là Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất tại Đông Nam Á vào thời điểm đó.

Sau khi thông tin về pho Tượng Phật được truyền thông dưa tin thì thông tin phu nhân của cố Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường  cũng dần dần được hé lộ.

Bà Lê Thị Thúy Ngà- Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, phu nhân của cố doanh nhân Trần Văn Cường

Nữ đại gia Lê Thị Thúy Ngà là vợ của cố doanh nhân Trần Văn Cường. Trước khi Chủ tịch tập đoàn Nam Cường ông Trần Văn Cường qua đời, bà Ngà thường được ví như bóng hồng đứng phía sau giúp đỡ vị Chủ tịch này phát triển tập đoàn. Bà rất hiếm khi xuất hiện trước báo giới nên hầu như thời điểm đó tên của bà khá xa lạ với công chúng.

Từ khi ông Trần văn Cường qua đời bà Lê Thị Ngà đã trở thành một minh chứng điển hình cho người phụ nữ hiện đại vừa giỏi việc kinh doanh lại quán xuyến mạnh mẽ trong gia đình.Chỉ sau khi chồng bà đứng trước ngưỡng tuổi 53 và qua đời đầu năm 2010 sau một thời gian lâm bệnh nặng, bà Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Nam Cường với tất cả tài sản, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch và cùng các con tiếp tục chèo chống đưa Tập đoàn Nam Cường phát triển đến ngày nay.

Sở hữu khối tài sản kếch xù

Trên thương trường bất động sản, bà Ngà được biết đến là một phụ nữ giỏi giang, mạnh mẽ và đầy tài thao lược trong ngành bất động sản.

Theo số liệu của CIC thì năm 2011, vốn điều lệ của tập đoàn Nam Cường đạt 4.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011 vốn chủ sở hữu đã tăng lên 9.800 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ. Riêng cá nhân bà Lê Thị Thúy Ngà sở hữu cổ phần xấp xỉ 8.700 tỷ đồng, chiếm 88,86% cổ phần..

 

Những dự án Bất động sản của tập đoàn Nam Cường luôn chiếm vị trí đẹp

Dù có nhiều hoạt động kinh doanh ở Hà Nội nhưng tập đoàn Nam Cường vẫn đặt trụ sở chính ở Nam Định. Kể từ khi thành lập vào năm 1984 với cái tên ban đầu là Tổ hợp dịch vụ Vận tải vật tư nông nghiệp và xây dựng Xuân Thủy. Ngày 20/12/2007 qua bao lần đổi tên công ty chính thức hoạt động theo mô hình tập đoàn với tên gọi mới Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Nam Cường. Đến tháng 8/2009 công ty đổi tên giao dịch thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội theo giấy phép đăng ký số 0702001435 do Sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp, đặt trụ sở chính tại Lô 24 đường Đông A, khu đô thị mới Hòa Vương, thành phố Nam Định. Kể từ đó đến nay Tập đoàn Nam Cường đã có những bước phát triển không ngừng.

Ở miền Bắc nói chung và tại Hà Nội nói riêng, Tập đoàn Nam Cường là một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản. Tập đoàn này là chủ đầu tư của các khu đô thị như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng một loạt dự án ở Nam Định và Hải Dương. Về hệ thống khách sạn của Tập đoàn Nam Cường, hiện có 2 khách sạn đang hoạt động kinh doanh bao gồm: khách sạn Nam Cường Hải Phòng (4 sao) mở của đón khách từ năm 1998, khách sạn Nam Cường Hải Dương (4 sao) mở của đón khách từ năm 2006. Bên cạnh đó Tập đoàn đang tiến hành triển khai hàng loạt dự án khách sạn quốc tế tầm cỡ 4 – 5 sao tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Hòa Vượng (Nam Định), Dương Nội (Hà Đông), Phùng Khoang (Hà Nội), …

Đặc biệt vào năm 2013, một phần khách sạn và khu resort quốc tế Nam Cường Đồ Sơn đã phục vụ cho năm Du lịch quốc gia Đồng bằng Sông Hồng – Hải Phòng, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của khu vực Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung. Đây là dự án khu giải trí – khách sạn hiện đại của tập đoàn Nam Cường với đầy đủ các dịch vụ giải trí và chăm sóc sức khỏe con người. Dự án có tổng diện tích 56.000 m2, khách sạn đạt chuẩn 5 sao với 2 khu: khách sạn cao 20 tầng và khu resort gồm 20 nhà nghỉ tại khu 1, bãi biển Đồ Sơn. Khách sạn có tổng cộng 174 phòng nghỉ sang trọng với các trang thiết bị tiện nghi, trong đó: 146 phòng tiêu chuẩn Standard, 20 phòng Suite, 7 phòng Doson Suite và 1 phòng President.  Cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhà hàng, quầy bar, bể bơi, casino… Khu du lịch sức khỏe gồm xông hơi, matxa, thủy lực, phòng thư giãn, karaoke…

Năm của tai tiếng

Tập đoàn Nam Cường còn đẩy mạnh các dự án giao thông, các dự án này đều có tổng mức đầu tư lớn, nổi bật như: đường trục phía Bắc Hà Đông hơn 3.000 tỷ đồng, đường trục kinh tế Bắc – Nam gần 7.700 tỷ đồng. Các dự án nhà ở, khu đô thị đều chiếm những quỹ đất đáng kể, điển hình là: Phúc Thọ 156,5 ha; Thạch Thất 2.448,5 ha; Quốc Oai 2.481 ha; Chương Mỹ 1.000 ha; Ứng Hòa 849 ha; Thanh Oai 7ha; Mỹ Đức 953 ha, Phú Xuyên 681 ha…

Một doanh nghiệp không thể tách rời khỏi xu thế chung của thị trường. Nam Cường cũng vậy, là một doanh nghiệp BĐS, Nam Cường cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi Nhà nước có những biện pháp và chính sách để kiềm chế lạm phát và quản lý chặt chẽ tài chính như: cắt gói kích cầu cho vay ưu đãi để duy trì sản xuất, Chính sách ưu đãi thuế cho ngành du lịch, khách sạn và một số ngành khác cũng bị cắt giảm, theo Nghị định và Thông tu 16 ra đời với chủ trương làm tăng tính minh bạch cho trị trường BĐS nhưng đã làm giảm tính thanh khoản trong giao dịch BĐS. Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 13 hạn chế tín dụng cho vay đầu tư vào BĐS.

 Bà Ngà thừa nhận, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã mang khó khăn bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và du lịch- khách sạn

Tập đoàn Nam Cường đề xuất trả lại dự án khu đô thị Quốc Oai

Trong năm 2013, xuất hiện thông tin về việc tập đoàn Nam Cường đề xuất với thành phố Hà Nội trả lại dự án khu đô thị Quốc Oai. Đây là lần đầu tiên có doanh nghiệp xin trả lại dự án bất động sản. Được biết khu đô thị Quốc Oai là một trong những dự án có địa thế đẹp, tọa lạc tại giao điểm 2 tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất phía Tây Hà Nội là trục đường phát triển kinh tế Bắc -  Nam và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, khu đô thị Thương mại Quốc Oai chiếm tổng diện tích quy hoạch là 1.124,24 ha được thiết kế đồng bộ và hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị cấp I, đáp ứng được các yêu cầu nhà ở và tiện ích xã hội cho quy mô dân số của khoảng 15 vạn người.

Năm 2013 còn là một năm đầy tai tiếng của Tập đoàn Nam Cường khi mà hàng loạt vụ kiện tụng đều nhắm thẳng vào doanh nghiệp này.

Điển hình như vụ việc “khách hàng tố chủ đầu tư ăn chênh lệch tỷ giá. Theo điều khoản ghi rõ trong hợp đồng thì người mua nhà thanh toán bằng đồng Việt Nam nhưng đợt cuối lại được chủ đầu tư đóng mở ngoặc bên cạnh số tiền Việt bằng tương đương tiền đôla khi bàn giao căn hộ. Cùng lúc đó hợp đồng phát sinh thêm điều khoản: Tại thời điểm giao căn hộ, nếu tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ biến động tăng giảm hơn 2% thì giá trị căn hộ còn phải thanh toán của đợt cuối cùng sẽ được điều chỉnh theo tỷ giá bán ra giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ của Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm đó”. Thế nên, khi mua nhà thời điểm năm 2010, tỷ giá là 19.500 VND/USD nhưng khi đóng tiền đợt cuối, giá USD trên thị trường đã biến động tăng lên trên 21.000 VND/USD và Nam Cường thông báo thu thêm tiền trượt giá khiến khách hàng bức xúc. Cho đến nay, nhiều khách hàng và chủ đầu tư vẫn chưa giải quyết xong vấn đề này.

Mặc dù trải qua nhiều song gió trên thương trường nhưng Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, bà Lê Thị Thúy Ngà vẫn vững vàng điều hành Tập đoàn vượt qua khó khăn và tìm kiếm hướng đi phát triển mạnh mẽ nhất cho Tập đoàn gia đình mình.

Đầu năm 2014, tạp chí Fornes Việt Nam đã công bố danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Viêt Nam. Bên cạnh các ngân hàng nổi tiếng như Sacombank, tập đoàn Vingroup,… tập đoàn Nam Cường là tập đoàn có gần 30 năm kinh nghiệm kinh doanh trong ngành  BĐS cũng được vinh danh. Danh sách này được đưa ra với mục đích ghi nhận và giới thiệu sơ khởi chân dung của một số gia đình kinh doanh có ảnh hưởng lớn.

Hoài An (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news