(Tinmoi.vn) Sau khi xem xét 5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Trung Quốc dè chừng trên chiến trường, Kyle Mizokami, một chuyên gia quốc phòng đến từ San Francisco cũng đã đưa ra 5 loại vũ khí của Trung Quốc có thể là mối đe dọa lớn cho quân đội Ấn Độ.
Trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest có trụ sở tại Washington, Mizokami nói rằng tàu lượn siêu thanh WU-14 là nguy hiểm nhất trong hệ thống vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu. Với khả năng đạt được tốc độ từ 3.840-7.680 dặm/giờ, Wu-14 thực sự là quá nhanh và quá khó để quân đội Ấn Độ có thể đánh chặn. "Vũ khí siêu thanh này được phóng từ Tân Cương, miền tây Trung Quốc ở tốc độ Mach 7 (tốc độ cực siêu thanh) tới Bangalore chỉ mất 20 phút và thêm 10 phút nữa là tới Delhi”, Mizokami nói.
Tàu lượn siêu thanh Wu-14
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Lợi vũ khí thứ 2 của Trung Quốc mà Ấn Độ nên quan ngại chính là tàu sân bay tương lai. Dẫn nguồn từ tờ Diplomat có trụ sở tại Tokyo, Mizokami nói rằng các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của nước này. Hiện vẫn chưa biết được liệu các tàu sân bay này có năng lượng hạt nhân hay không, tuy nhiên, chắc chắn chúng sẽ mang được tổng cộng 50 chiếc máy bay/1 tàu.
2 bệ phóng DH-10 di động
Loại vũ khí thứ 3 của Trung Quốc khiến Ấn Độ rùng minh là tất cả các tên lửa đạn đạo được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2 – lực lượng tên lửa chiến lược của Quân giải phóng nhân dân. “Ấn Độ nên dè chừng Quân đoàn pháo binh thứ 2 bởi nước này không có mạng lưới phòng không tại những vị trí để có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo”. Mizokami cũng nói thêm, Ấn Độ đang phát triển hệ thống chống tên lửa đạn đạo nhưng phải mất vài năm nữa mới hoàn thành.
Tên lửa hành trình DH-10
Xếp thứ 4 trong danh sách này là tên lửa hành trình Đông Hải -10 (DH-10). Dựa trên công nghệ sản xuất tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Mizokami nói rằng DH-10A, phiên bản mới nhất trong gia đình tên lửa này có tầm bắn lên đến 941 dặm. Quân đội Trung Quốc đã thành lập ít nhất 2 lữ đoàn và đường phóng cơ động DH-10, theo báo cáo của Dự án Viện 2049 có trụ sở tại Washington.
Nếu được phóng đi từ bệ phóng cơ động ở tình Vân Nam, phía tây Trung Quốc, các tên lửa DH-10 có thể chạm tới Jaipur tận miền bắc Ấn Độ, Mizokami nói. Nếu được phóng từ Tây Tạng, các tên lửa này có thể tấn công 2/3 miền bắc Ấn Độ.
Ước tính, Trung Quốc có từ 45-55 bệ phóng trên mặt đất và có từ 200-500 tên lửa DH-10. Các tên lửa hành trình này có thể được phóng bởi máy bay ném bom H-6K, Mizokami nói thêm.
Máy bay tàng hình J-20
Trong khi đó, J-20, thế hệ máy bay tàng hình thứ nhất của Trung Quốc là loại vũ khí mới nhất mà Ấn Độ phải run sợ bởi nó gần như không bị các radar phát hiện ra. “Máy bay chiến đấu J-20 có thể sử dụng căn cứ không quân PLAAF ở Tây Tạng để tiến hành các hoạt động chống lại Tây Tạng. Theo tờ The Times của Ấn Độ, có 5 căn cứ không quân tại Tây Tạng, nơi mà các máy bay SU-27UBK và SU-30MKK của không quân Trung Quốc đang hoạt động. Những căn cứu này có khả năng sẽ được dùng cho các hoạt động của J-20”.
Bảo Linh (Theo tin tức từ Wantchinatimes)