Tin mới

Tiết lộ chấn động về bí mật của loài người từ hóa thạch 85.000 năm tuổi ở Saudi Arabia

Thứ tư, 11/04/2018, 10:00 (GMT+7)

Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương hóa thạch niên đại ít nhất 85.000 năm tuổi. Phát hiện chấn động này có thể sẽ khiến giới khoa học phải viết lại lịch sử của loài người.

Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương hóa thạch niên đại ít nhất 85.000 năm tuổi. Phát hiện chấn động này có thể sẽ khiến giới khoa học phải viết lại lịch sử của loài người. 

Tờ The Guardian cho hay mới đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hóa thạch niên đại ít nhất 85.000 năm tuổi. Phát hiện chấn động này có thể sẽ khiến giới khoa học phải viết lại lịch sử của loài người. 

Ảnh: Internet

Theo đó, một đốt xương tay hóa thạch dài 3,2cm vừa được các nhà khảo cổ tìm thấy tại vùng Al Wusta ("trái tim" của sa mạc Al-Nefud của Saudi Arabia - một quốc gia ở Tây Á).

Qua nghiên cứu, đốt xương ngón tay này có niên đại khoảng 85.000 năm đến 90.000 năm, được cho là thuộc về người hiện đại Homo sapiens, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature Ecology and Evolution.

Nhóm các nhà khoa học tại vùng Al Wusta. Nguồn: Klint Janulis/Haaretz

Theo nhận định từ các nhà khoa học, phần xương hóa thạch của người Homo sapiens là hóa thạch lâu đời nhất lần đầu tiên được tìm thấy bên ngoài châu Phi.

"Phát hiện quan trọng này cho thấy, tổ tiên của chúng ta (người hiện đại Homo sapiens) đã di chuyển ra bên ngoài châu Phi, không chỉ giới hạn ở vùng Levant mà tiến xa dần đến vùng Tây Nam Á sớm hơn dự đoán. Bằng chứng này xua tan nghi ngờ lâu nay về việc người thông minh Homo sapiens không thể bản địa hóa bất cứ khu vực nào trên Trái Đất bên ngoài châu Phi.", tác giả đứng đầu công trình nghiên cứu, Giáo sư Huw Groucutt thuộc Đại học Oxford (Anh) cho biết.

Ngoài ra, phát hiện này cũng đã thách thức quan điểm thống nhất hiện tại về việc di cư của con người hiện đại Homo sapiens có nguồn gốc từ châu Phi và di cư đến phần còn lại của thế giới hàng trăm nghìn năm trước.

"Phát hiện đốt xương tay hóa thạch này tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, vì nó hỗ trợ các lập luận mà các nhóm chúng tôi thực hiện trong hơn 10 năm trời. Phát hiện này, cùng với những phát hiện khác trong vài năm gần đây, cho thấy người hiện đại Homo sapiens đã di cư khỏi châu Phi nhiều lần trong suốt 100.000 năm qua.", Giáo sư Michael Petraglia thuộc Viện Khoa học Lịch sử Nhân văn Max Planck, đồng tác giả của nghiên cứu, vui mừng chia sẻ.

Theo giáo sư Michael Petraglia nói thêm, đây là hóa thạch người hiện đại đầu tiên được khai quật ở Ả Rập, nó cũng làm sáng tỏ lộ trình mà loài người hiện đại thực hiện khi di chuyển ra khỏi châu Phi qua vùng Nam Á theo lộ trình gói gọn trong lục địa, thay vì dọc bờ biển như chúng ta nghĩ trước đây.

Các nhà khoa học cũng cho hay, trong quá trình tìm kiếm họ còn phát hiện nhiều hóa thạch xương động vật khác. Trong thời gian tới, vùng Al Wusta tiếp tục là nơi họ tìm kiếm các hóa thạch xương khác của người hiện đại.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news