Hàng trăm con rùa biển đã bị chết do thủy triều đỏ dọc theo bờ biển phía tây nam bang Florida (Mỹ).
Ủy ban Bảo tồn Động vật hoang dã và chính quyền bang Florida đã ghi nhận 287 con bị chết từ tháng 10 năm ngoái đến nay.
Rùa biển (nguồn: Eco Watch).
Con số này cao gấp hai lần số lượng rùa chết trung bình ở vùng biển này mỗi năm. Cõ lẽ, rùa biển bị bệnh và chết khi thức ăn của chúng bị ô nhiễm do tảo độc hại. Rùa biển đầu to và rùa biển Kemp dễ bị tổn thương nhất.
Các nhà nghiên cứu nói rằng rùa biển chết có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của các loài sinh vật được bảo vệ.
Rùa trên bãi cát (nguồn: internet)
Bà Kelly Sloan - nhà nghiên cứu rùa biển tại Tổ chức Bảo tồn Sanibel-Captiva, cho biết: tổ chức của bà đã thu thập được 91 con rùa biển kể từ khi tảo biển nở hoa.
"Hầu hết rùa biển đã trưởng thành, chỉ có 1/1.000 con cần nuôi lớn. Rùa đầu to qua 25-30 năm mới trưởng thành, vì vậy môi trường tác động đến cuộc đời của chúng" – bà Kelly Sloan nói.
Số phận của rùa biển Kemp thậm chí còn tệ hơn. Nó bị coi là loài rùa biển nguy cấp nhất thế giới.
Rùa biển hấp hối trên bờ (nguồn: internet).
Thủy triều đỏ do sinh vật Brevis Karenia gây ra, là một hiện tượng tự nhiên xảy ra do biến đổi khí hậu, khai thác mỏ và làm nông nghiệp khiến dư thừa chất dinh dưỡng tuôn ra biển.
Các loài tảo độc phát triển mạnh về tần suất và cường độ trong những năm gần đây trong khi nhiệt độ nước tăng cao do biến đổi khí hậu, hoạt động của các mỏ phosphate và các nguyên nhân khác.
Tổ chức Hòa bình xanh cho hay, bên cạnh rùa biển, thủy triều đỏ đã làm hại các loại sinh vật biển khác và người dân trong khu vực bị vấn đề về hô hấp. Tảo thủy triều đỏ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ăn hải sản bị ô nhiễm hoặc hít không khí chứa độc tố.
Tổ chức Hòa bình Xanh đang quan tâm nhiều hơn đến mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Nguồn bài: Eco Watch
Theo Helino/ Trí thức trẻ