Giá xăng dầu tiếp tục giảm còn 11.939 đồng/ lít
Tin tức giá xăng dầu mới nhất, giá xăng dầu mới nhất hôm nay, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh chỉ còn 11.939 đồng/ lít, lập nên kỷ lục chạm đáy mới.
Cụ thể, từ 15h hôm nay ngày 14/3, giá xăng E5 RON92 giảm 613 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 621 đồng/lít, dầu diesel 0.05S giảm 436 đồng/lít, dầu hỏa giảm 502 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S giảm 126 đồng/kg.
Đại diện Petrolimex cho biết tính đến trước thời điểm điều chỉnh giá, quỹ bình ổn giá xăng dầu tại các doanh nghiệp chỉ còn dư 2.545 tỷ đồng, tăng 300 đồng so với lần công bố gần nhất (ngày 29/3).
Tính từ đầu năm 2020, sau 7 kỳ điều chỉnh thì giá xăng E5 RON92 giảm gần 8.520 đồng/lít, trong khi xăng RON95-III giảm hơn 8.620 đồng/lít.
Giá vàng trong nước tăng trước đà giảm của vàng thế giới
Đầu tuần giao dịch ngày 13/4, Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) niêm yết Giá vàng mua vàng ở mức 47,45 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 48,30 triệu đồng/lượng, tăng thêm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần vừa qua. Chênh lệch giá bán đang cao hơn giá mua 850.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm này, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào – bán ra ở mức 47,30 – 48,10 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua – bán đang là 800.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hiện đang giao dịch ở mức 1.683 USD/oz. Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank, 1 USD = 23.520 VND, giá vàng thế giới tương đương 47,69 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 610.000 đồng/lượng ở thời điểm hiện tại.
Hàng loạt cổ phiếu hàng không tăng trần, VN-Index tăng hơn 10 điểm
VN-Index kết thúc phiên sáng tăng 10,65 điểm, tương đương 1,4% lên 769,6 điểm. VN30-Index tăng gần 1,8% lên 708 điểm.
Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, thị trường khá dè dặt, dòng tiền tham gia thị trường với tâm thế thăm dò. Kết thúc đợt 1, VN-Index chỉ tăng 5,05 điểm, tương đương 0,67% lên 762,99 điểm. HVN tăng trần rồi lại đánh mất sắc tím nhanh chóng. Tuy nhiên, cho tới khi VPB và VJC bứt phá tăng trần, HVN đã lấy lại được sự tự tin.
Bộ ba VJC, HVN và VPB đã lan truyền cảm hứng sang các blue-chips. Tiếp sau 3 mã này, MWG là mã (cổ phiếu lớn) thứ tư tăng trần. Vì vậy, sau hơn 1,5 tiếng giao dịch, VN-Index tăng 16,36 điểm, tương đương 2,16% lên 774,3 điểm. Thanh khoản đứng ở mức khá cao. Có hơn 100 triệu cổ phiếu, tương đương 1.911 tỷ đồng được giao dịch thành công.
VN30-Index tăng mạnh hơn khi đạt 18,73 điểm, tương đương 2,69% lên 714,47 điểm. Có 40 triệu cổ phiếu, tương đương 849 tỷ đồng được giao dịch thành công. Số mã tăng giá áp đảo số mã giảm giá.
Trong nhóm VN30, sau khi tăng trần, MWG suy giảm. Chỉ còn lại VPB và VJC duy trì được sắc tím. VPB tăng 1.300 đồng/CP lên 19.950 đồng/CP. Dư mua trần VPB lên đến hơn 1,7 triệu đơn vị. VJC tăng 7.600 đồng/CP lên 116.700 đồng/CP.
HVN của Vietnam Airlines cũng tăng 1.500 đồng/CP lên 23.550 đồng/CP. Đà tăng trần của HVN nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư khi mà Vietnam Airlines đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thiệt hại tài chính mà ông lớn hàng không phải gánh chịu là vô cùng lớn.
Tăng nhẹ, Bitcoin vẫn nằm dưới mốc 7.000 USD
Bitcoin – tiền ảo giá trị hàng đầu thị trường tiền mã hoá bước vào ngày thứ tư liên tiếp nằm dưới ngưỡng 7.000 USD. Dù rất cố gắng nhưng việc chỉ tăng 87,2 USD trong 24 giờ qua khiến Bitcoin chưa thể tìm lại mức giá cao trước khi suy giảm là 7.265 USD.
Trong 24 giờ gần nhất, khối lượng giao dịch Bitcoin đạt 35 tỷ USD, vốn hóa ghi nhận 128 tỷ USD, theo CoinMarketCap.
Bitcoin tăng nhẹ song cũng đủ kích thích nhiều tiền ảo chủ chốt bật lên. Ethereum giao dịch mức 159,3 USD tăng 0,6%, Ripple tăng 0,06%, Tether tăng 0,98%, Bitcoin Cash tăng 0,8%, Bitcoin SV tăng 2,1%...
Tăng mạnh nhất trong top 10 tiền ảo hàng đầu là Binance Coin với 3,6%, sau đó là Tezos 2,7%... Litecoin là đồng tiền mã hoá duy nhất giảm giá với 1% xuống 41,9 USD.
Tổng vốn hoá toàn thị trường hiện ghi nhận mức 197 tỷ USD, khối lượng giao dịch trong 24 giờ gần nhất là 124 tỷ USD.
Tại Việt Nam giá Bitcoin đang đứng mức 162 triệu đồng/Bitcoin tăng 2,97%.
Kinh tế Trung Quốc có thể giảm mạnh nhất trong 60 năm
Các nhà phân tích dự đoán, GDP quý I của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc ngừng hoạt động kinh tế, xuất phát từ đại dịch COVID-19 được báo cáo lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2019.
Sự suy giảm kinh tế cũng đi cùng sự sụp đổ của giá dầu, trong bối cảnh thị trường này bị ảnh hưởng trầm trọng hơn bởi cuộc chiến giữa Opec và Nga. Một thỏa thuận đã được ghi nhận vào thứ Sáu để cắt giảm nguồn cung kỷ lục 10 triệu thùng/ngày, song vẫn cần phải chờ xem liệu điều này có nâng Giá dầu sắp tới lên hay không.
Theo các chuyên gia, suy thoái kinh tế đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng gấp đôi trong thập kỷ từ 2010 đến 2020.
Theo số liệu được công bố hôm qua (12/4), doanh số bán ô tô của Trung Quốc giảm 48,4% trong tháng 3 so với một năm trước.
Tao Wang - người đứng đầu viện nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Thụy Sĩ UBS, dự đoán, sự sụt giảm 10% của kinh tế Trung Quốc có tác động "tàn phá" đối với công ăn việc làm của người dân nước này. Ước tính, 50 - 60 triệu người trong lĩnh vực dịch vụ, 20 triệu lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng bị mất việc.
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu mở lại các nhà máy, nhà hàng và cửa hàng vào tháng 3, sau khi tuyên bố khống chế được sự bùng phát của dịch COVID-19.
Vingroup sản xuất thành công máy thở đầu tiên
Báo cáo về các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra vào chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Trước đó, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, dự kiến nửa cuối tháng 4 sẽ có sản phẩm cung ứng cho thị trường Việt Nam. Tập đoàn này đang chuẩn bị tích cực, phối hợp với công ty của Mỹ để triển khai thực hiện.
Theo Vingroup, các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.
Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.