Theo thống kê của công ty an ninh mạng S.Data thì dựa trên 5 triệu tài khoản từng bị tấn công, có đến 10% trong số đó sử dụng những mật khẩu mà kẻ xấu có nhắm mắt cũng tìm ra. Rất nhiều bạn trẻ có thói quen đặt các mật khẩu đơn giản, có độ bảo mật yếu như 123456789; admin hay 88888888…
Đây chính là kẻ hở để kẻ xấu lợi dụng lừa gạt, chiếm dụng tài khoản cá nhân. Chính những mật khẩu đơn giản như năm sinh, số điện thoại,.. là điều khiến kẻ đánh cắp thông tin dễ dàng mò ra nhất, để lại hậu quả khó lường: chiếm đoạt tài sản, lừa bạn bè, đồng nghiệp,... qua tin nhắn.
Trong thời buổi công nghệ số, việc một người sở hữu vài tài khoản cá nhân là điều bình thường, tuy nhiên bạn cần lưu ý khi đặt mật khẩu. Theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers và Đại học Aalto ở Phần Lan thì não bộ con người nhớ mật khẩu bằng cách ước tính tần suất sử dụng.
Bởi vậy, nhiều người có thói quen đặt chung một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Nhưng đây lại là quan niệm hết sức sai lầm. Bởi chỉ cần đối tượng lấy thông tin tìm được 1 mật khẩu, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hết các tài khoản còn lại.
Nhiều người khác lại chọn ghi mật khẩu ra giấy nhớ để có thể tìm lại. Tuy nhiên bạn cũng cần tính đến trường hợp thứ dùng để lưu mật khẩu này rơi vào tay kẻ xấu. Vì vậy giải pháp cho bạn là hãy đặt mật khẩu theo quy tắc và quy tắc này chỉ mình bạn biết.
Ví dụ, bạn tên là Thanh, sinh năm 1993, cần đăng nhập vào Facebook, vậy thì có thể thiết lập nguyên tắc đặt pass như sau:
- Chữ cuối và đầu tiên của tên Thanh: h và t
- Chứ thứ 2 viết hoa và thứ nhất của tên ứng dụng: A và f
- Tổng số ký tự tên ứng dụng: 8
- Hai số cuối năm sinh: 93
- Cho thêm một chữ cái bất kì mà bạn thích vào cuối và viết hoa: N chẳng hạn
Như vậy, bạn sẽ có password để đăng nhập vào Facebook là: htAf893N. Tương tự khi đặt mật khẩu cho Tiktok, bạn sẽ có: ntIt693N.