Tin mới

Toàn cảnh thế giới năm 2020: Đại dịch, bất ổn, bình thường mới

Thứ ba, 22/12/2020, 10:20 (GMT+7)

Từ thiệt hại về nhân mạng cho đến sinh kết, hầu hết chúng ta nhìn lại năm 2020 qua lăng kính của đại dịch Covid-19. Đầu năm nay, hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe thấy từ virus corona và Covid-19. Nhưng giờ đây, chúng trở thành một phần ngôn ngữ bản địa hàng ngày của tất cả mọi người, từ những em bé cho đến cụ già.

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là năm 2020 sẽ khép lại. Đây là một năm nhiều biến động, thảm họa, dịch bệnh... mà nhân loại phải đối mặt. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện ấn tượng nhất của năm và cùng hy vọng một năm mới Bình An cho thế giới.

Con đường phía trước

Đại dịch Covid-19 đang để lại một mớ ngổn ngang cho thế giới. Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong năm 2020.

Các nhân viên y tế đi kiểm tra bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế United Memorial ở Houston, Mỹ. Việc Mỹ phản ứng chậm chạp và dỡ phong tỏa sớm đã khiến họ trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 300.000 người thiệt mạng, 16 triệu người nhiễm bệnh. Ảnh: Bloomberg

Các quan chức bầu cử vệ sinh phòng bỏ phiếu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tại Durham, Bắc Carolina. Ảnh: Bloomberg

Một nhà khoa học bước vào buồng khử nhiễm tại phòng thí nghiệm nghiên cứu virus corona tại Pecs, Hungary. Ảnh: Bloomberg

Nghĩa trang Vila Formosa tại São Paulo, Brazil, nơi chôn cất các bệnh nhân Covid-19. Theo thống kê, có hơn 180.000 người tại Brazil đã mất mạng vì đại dịch. Ảnh: Bloomberg

Một bác sĩ kiệt sức tại phòng khám Ambroise Paré ICU ở Paris. Ảnh: Bloomberg

Địa chấn chính trị

Năm 2020 là một cơn địa chấn chính trị, đỉnh điểm là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chấm dứt nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Donald Trump. Virus corona đã làm phức tạp và kịch tính thêm tình hình chính trị thế giới. Một số nhà lãnh đạo sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để chống dịch.

Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ theo dõi khi Tổng thống Trump rời cuộc họp báo ở Washington. Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro chụp ảnh cùng người ủng hộ trong cuộc biểu tình tại Brasilia vào ngày 15/3. Bản thân ông sau đó đã nhiễm Covid-19. Ảnh: Bloomberg

Joe Biden và người đồng hành Kalama Harris trong Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ ảo ở Wilmington, Delaware vào ngày 20/8. Sau đó, ông Biden đã đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11 và giành được hơn 7 triệu phiếu phổ thông. Ảnh: Bloomberg

Suy thoái kinh tế

Khi số ca tử vong tăng lên và các chính phủ kêu gọi người dân ở nhà, hậu quả tài chính mà Covid-19 mang lại đã trở nên rõ ràng. Các công ty đóng cả nhà máy, việc đi lại bị đình trệ, việc làm biến mất đột ngột. Đối với nhiều doanh nghiệp (các hãng hàng không, nhà hàng và nhà bán lẻ), đây là một cuộc chiến sinh tồn. Đối với những ngành khác như dịch vụ giao hàng, nhà cung cấp nước rửa tay thì đây là một cuộc chiến đáp ứng nhu cầu.

Các nhân viên giao đồ ăn đợi chờ tại một trung tâm mua sắm ở Bangkok ngày 30/3. Việc phong tỏa Covid-19 trên toàn thế giới khiến nhu cầu giao hàng và dịch vụ tại nhà tăng vọt. Ảnh: Bloomberg

Một nhân viên làm móng tại Atlanta. Các dịch vụ chăm sóc cá nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ảnh: Bloomberg

Một nhà máy sản xuất khẩu trang tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Người đàn ông sản xuất nước rửa tay tại Nhà máy rượu ở Healesville, Australia. Nhiều ngành công nghiệp đã chuyển đổi để giải quyết tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ và chất khử trùng. Ảnh: Bloomberg

Sự cô lập

Cụm từ "giãn cách xã hội" có thể mãi mãi gắn liên với năm 2020. Những người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19 này chính là người tàn tật, người già, những người bị cách ly tại nhà hoặc các cơ sở cách ly tập trung.

Những chiếc thuyền gondola mang tính biêu tượng của Venice không còn hoạt động vì Covid-19. Ảnh: Bloomberg

Đường phố Bắc Kinh bình thường vốn đông đúc giờ như bị bỏ hoang. Ảnh: Bloomberg

Cuộc sống được định hình lại

Khách hàng ngồi sau những vách ngăn bằng nhựa tịa một cuộc đấu giá chợ hoa ở Johannesburg. Ảnh: Bloomberg

Một rạp chiếu phim lái xe được dựng lên trong bãi đậu xe ở Rose Bowl, Pasadena, California. Ảnh: Bloomberg

Một phòng tập gym đặc biệt ngăn lây nhiễm Covid-19 tại California. Ảnh: Bloomberg

Học sinh đi học tại San Francisco vào ngày 5/10. Nhiều hệ thống kết hợp học trực tiếp và từ xa khi tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 tăng và giảm. Ảnh: Bloomberg

Sự bất ổn

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng chính trị, kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Nếu bạn ở Beirrut hoặc Hong Kong, những rắc rối của năm ngoái sẽ đổ dồn vào năm nay. Tại Mỹ, cuộc đấu tranh chống lại sự bạo lực của cảnh sát đối với nhóm người thiểu số kéo dài hàng thập kỷ đã bùng phát trên đường phố và hậu quả đang diễn ra.

Một cuộc biểu tình ở Lebanon. Chính phủ Lebanon đã từ chức sau vụ nổ lớn tại cảng của thành phố làm hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Ảnh: Bloomberg

Biểu tình tại Tehran, Iran sau khi tướng Quassem Soleimani bị Tổng thống Trump ra lệnh ám sát. Ảnh: Bloomberg

Sự bình thường tiếp theo

Khi vắc xin Covid-19 bắt đầu được sản xuất, chúng ta sẽ hy vọng về sự bình thường trở lại. Tuy nhiên, sự bình thường này sẽ là "bình thường mới". Đại dịch đã thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tự động hóa công nghiệp và du lịch tự phục vụ.

Nhà hàng KFC phục vụ tự động tại Moscow. Ảnh: Bloomberg

(Theo Bloomberg)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news