Tin mới

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây

Thứ năm, 04/01/2018, 10:48 (GMT+7)

Ngoài những thân cây giăng đầy mạng nhện như vậy, rất nhiều loài động vật đã tạo nên "kỳ quan" thiên nhiên, những công trình hết sức ấn tượng mà con người cũng phải thán phục.

Ngoài những thân cây giăng đầy mạng nhện như vậy, rất nhiều loài động vật đã tạo nên "kỳ quan" thiên nhiên, những công trình hết sức ấn tượng mà con người cũng phải thán phục.

Các loài động vật trong tự nhiên luôn khiến chúng ta kinh ngạc trước những khả năng xây nhà, dựng tổ - không kém gì những công trình sư thật sự tài giỏi của con người. Chúng có thể tạo nên được những công trình vô cùng phức tạp, tinh vi mà đến con người nhiều khi cũng khó có thể thực hiện. 

1. Những thân cây đầy tơ nhện

Vào năm 2010, những cơn mưa lớn đã gây nên tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại đất nước Pakistan. Kể cả sau khi mưa đã tan, những vũng nước lớn đọng trên mặt đất khiến hàng triệu con nhện không có nơi để sinh sống. Cuối cùng, chúng phải bò hết lên cây, giăng mạng nhện và tạo nên một công trình vô cùng ấn tượng.

Mặc dù những chiếc mạng nhện giăng kín này khiến nhiều cây chết, nó cũng có Công dụng khi có thể bẫy được nhiều muỗi trong khu vực và giảm thiểu nguy cơ sốt rét cho người dân sau khi lụt lội xảy ra.

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây - Ảnh 1.
 

2. Đập nước của hải ly

Hải ly luôn được coi là một kỹ sư trong thế giới của những loài gặm nhấm. Chúng thường gom nhặt những cành cây để tạo nên cả một con đập. Con đập sẽ ngăn dòng, tạo thành một ao nước mà gia đình hải ly sẽ dựng cả một hòn đảo ở giữa. Con đập cũng là cách để hải ly bảo vệ gia đình khỏi những kẻ ăn mồi hung tợn như gấu, chó sói... Ngoài ra, chúng có thể kiếm nguồn thức ăn dễ dàng trong mùa đông.

Thông thường, những đập hải ly thường có độ dài từ vài mét cho tới vài trăm mét. Tuy nhiên, có một đập nước hải ly khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì độ dài của nó. Nằm tại công viên quốc gia Wood Buffalo, Alberta, Canada, đập nước hải ly này dài tới 850m!

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây - Ảnh 2.
 

3. Nhà tù của ong bùn

Ong bùn thường xây những chiếc tổ có hình dạng như những chiếc ống dài hình trụ. Với chiếc tổ có hình dáng đặc biệt như vậy, chúng sẽ trữ những con nhện - thức ăn yêu thích của ong bùn để nuôi đàn con nhỏ. Thay vì trữ một vài con nhện lớn trong tổ, chúng thường tha khoảng vài chục con nhện con và chứa trong đó.

Để có thể bắt được con mồi như nhện, ong bùn sẽ châm nọc độc lên người nhện. Chất độc từ cơ thể nhện sẽ làm tê liệt con mồi. Tuy nhiên, ong bùn không giết chúng mà tha về tổ. Sau đó, ong bùn sẽ đẻ trứng lên cơ thể con nhện đã bị tê liệt trong tổ và bịt kín tổ bằng bùn. Nhờ đó, ong non sẽ sinh ra trong tổ giữa mùa đông mà vẫn có thức ăn bên trong. 

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây - Ảnh 3.
 

4. Những vòng xoáy cá bơn

Năm 1995, một số thợ lặn tại Nhật Bản đã phát hiện ra những vòng xoáy kỳ lạ dưới đáy biển. Hơn một thập kỷ, các nhà nghiên cứu vẫn không thể giải thích được những vòng xoáy ấy là gì và tại sao chúng lại có mặt dưới đáy biển.

Đến năm 2013, các nhà khoa học đã khám phá ra sinh vật tạo nên những vòng xoáy đặc biệt ấy: Cá bơn. Đây là cách mà các các con cá thu hút bạn tình.

Để tạo ra những vòng xoáy, cá đực sẽ bơi vòng quanh và quẫy cơ thể. Những chuyển động ấy tạo nên những vòng xoáy tròn rất đều nhau. Sau khi kết thúc công việc, con cá cái sẽ bơi đến và "chấm điểm". Nếu nó thấy vòng xoáy đẹp mắt, con cá đực sẽ được chọn để giao phối. Tuy nhiên, người ta không biết chúng dựa vào tiêu chí gì để chấm điểm. 

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây - Ảnh 4.
 

5. Những ụ mối khổng lồ

Mối được đánh giá là một chuyên gia xây dựng trong tự nhiên. Chúng là bậc thầy cũng những công trình khổng lồ trong Thế giới động vật. Tuy nhiên, chúng không sống trong những công trình khổng lồ mà chúng ta thấy nổi lên trên mặt đất. 

Trên thực tế, mối sẽ sống ở tầng dưới của các công trình trên. Còn phần đồ sộ ở trên mắt đất nhằm bảo vệ tổ mối khỏi đàn kiến hay những kẻ thù khác. Các nhà khoa học còn cho rằng, đây là cách để chúng kiểm soát nhiệt độ của tổ ở bên dưới. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây, tổ mối trên mặt đất có chức năng chính là trao đổi không khí và CO2. 

Trận lụt vừa rút, người dân bàng hoàng khi thấy hàng nghìn con nhện giăng mạng trên cây - Ảnh 5.
 
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news