Trẻ lắc đầu để giũ nước khỏi tai rất nguy hiểm cho não.
Một nghiên cứu hợp tác do các chuyên gia tại ĐH Cornell và Virginia Tech cho thấy tổn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ giật lắc của đứa trẻ.
Theo tóm tắt kết quả nghiên cứu, các tác giả cho biết họ đã sử dụng những ống thủy tinh có nhiều đường kính khác nhau được bít một đầu giống như ống tai. Sau đó, họ thả những ống này vào một lò xo để bắt chước hành động lắc đầu của một đứa trẻ. Cơ chế thả này tạo ra sự giảm tốc độ, tương tự như khi đầu lắc từ bên này sang bên kia, tác giả nghiên cứu Sungwan Jung nói với tờ IFLScience.
"Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung vào gia tốc cần thiết để lấy nước ra khỏi dái tai. Gia tốc tới hạn mà chúng tôi thu được bằng thực nghiệm trên ống thủy tinh và ống tai in 3D là khoảng 10 lần trọng lực đối với kích cỡ tai trẻ nhỏ, điều này có thể gây hại cho não", nhà nghiên cứu Anuj Baskota nói.
Họ lưu ý "gia tốc tới hạn" có xu hướng cao hơn trong ở những ống tai nhỏ hơn. Điều đó cho thấy việc lắc đầu để giũ nước mắc kẹt có thể "khó khăn hơn ở trẻ nhỏ bởi ống tai của trẻ bé hơn so với người lớn".
"Từ các thí nghiệm và mô hình giả thuyết của mình, chúng tôi đã tìm ra rằng sức căng bền mặt chất lỏng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nước mắc kẹt trong ống tai", ông Baskota nói.
Người lớn và trẻ em thường sẽ lắc đầu sau khi tiếp xúc với nước để tránh bệnh tai của VĐV bơi lội (viêm khoang tai ngoài). Đây là một bệnh nhiễm trùng ở ống tai ngoài do vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm ướt. Bệnh viêm khoang tai ngoài được đặc trưng bởi tình trạng ngứa trong ống tai và sự khó chịu tăng dần theo thời gian. bệnh này còn đặc biệt đau đớn ở trẻ nhỏ.
Nhưng lắc đầu không phải là biện pháp duy nhất để thoát nước mắc kẹt và ngăn nhiễm trùng tai. "Có lẽ, nhỏ một vài giọt chất lỏng có sức căng bề mặt thấp hơn nước, chẳng hạn như rượu hoặc giấm vào tai sẽ làm giảm sức căng bề mặt cho phép nước chảy ra ngoài", Baskota nói.