Tin mới

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng

Thứ ba, 22/05/2018, 15:42 (GMT+7)

Lạc trong rừng sâu có lẽ là điều mà không hề ai mong muốn, ngay cả những phượt thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên việc nắm vững những kỹ năng sinh tồn sẽ giúp bạn vượt qua.

Lạc trong rừng sâu có lẽ là điều mà không hề ai mong muốn, ngay cả những phượt thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên việc nắm vững những kỹ năng sinh tồn sẽ giúp bạn vượt qua.

Nếu bị nhiều ngày bạn sẽ làm gì?

Bài viết dưới đây là những kỹ năng sinh tồn khi chẳng may lạc vào rừng sâu và kinh nghiệm một mình sống sót ở nơi hoang dã của Sarah Marquis, nữ thám hiểm người Thụy Điển, từng được tạp chí National Geographic danh tiếng vinh danh vào năm 2014, đồng thời là một trekker chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 1.

Nhà thám hiểm Sarah Marquis có nhiều chuyến hành trình phượt và trải nghiệm đáng nhớ khi lạc trong rừng sâu ở những vùng đất hẻo lánh, thiếu thốn lương thực. Ảnh: Krystle Wright

Kỹ năng sinh tồn có thể trở thành chiếc phao cứu sinh giúp bạn sống sót và vượt qua sự khắc nghiệt trong điều kiện địa hình hiểm trở, hoang dã như rừng sâu.

Dưới đây là một vài kỹ năng sinh tồn cần thiết khi chẳng may lạc vào rừng sâu:

1. Chuẩn bị thật kỹ những vật dụng cần thiết

Nếu bạn là một trekker hoặc đơn giản chỉ là muốn cùng nhóm bạn của mình vào rừng chơi thì trước hết cần phải chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết. Việc đầu tiên cần tiến hành đó là tìm hiểu thật kỹ về các đặc điểm địa hình của khu rừng mà bạn dự định khám phá.

Ngoài việc ăn uống đầy đủ thì bạn cũng thông báo cụ thể về thời gian đi và về dự kiến cho bạn bè và người thân để dễ theo dõi tình hình và nếu có bất trắc thì kịp thời tiến hành tìm kiếm.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 2.
 
Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 3.

Một số vật dụng thiết yếu khi tham gia trekking. Ảnh: Internet

Tham gia trekking đường dài hay khám phá, thám hiểm một nơi có địa hình hiểm trở, "hẻo lánh" thì bạn nên chú ý rằng chỉ mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh tình trạng dư thừa dẫn tới quá trình mang vác nặng nề.

Một số vật dụng được các phượt thủ và trekker chuyên nghiệp chia sẻ tối thiểu cần phải mang trong các chuyến đi phượt như như nước sạch để uống, đồ ăn thật gọn nhẹ (chẳng hạn như lương khô, ngũ cốc, mì gói), dao, còi, túi ngủ, diêm để trong hộp không thấm nước, các dụng cụ y tế cần thiết, la bàn, điện thoại có định vị GPS, gương phản chiếu.

Sarah Marquis, nhà thám hiểm đồng thời là một trekker chuyên nghiệp chia sẻ, bằng những kỹ năng sinh tồn, cô đã vượt qua được những nơi hoang vu, không có sẵn lương thực và thực phẩm bằng cách ăn củ rễ cây hoa ly, chanh dây dại và thậm chí là ăn cả dế.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 4.

Sarah Marquis tìm kiếm đồ ăn trong điều kiện lạc vào rừng không có lương thực. Ảnh: Krystle Wright

Marquis cho biết, trong các chuyến đi dài, bên cạnh những vật dụng thiết yếu trên, cô thường mang khoảng 18kg thực phẩm bao gồm lương khô, bột mì, mì ống, ngũ cốc, rau củ.

Việc bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình thám hiểm dài ngày.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 5.

Cô thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng những vật dụng cũng như kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy cấp có thể xảy ra trong những chuyến trekking hay thám hiểm. Ảnh: Krystle Wright

Ngoài ra, Marquis cũng tìm hiểu rất kỹ về thực vật (có thể ăn, làm thuốc hay có độc chết người) ở những vùng đất hay địa danh mà cô sắp tới để có thể ứng dụng nếu chẳng may gặp bất trắc.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 6.

Sarah Marquis bắt cá để ăn và thậm chí cả dế để có thể sinh tồn trong môi trường hoang dã khắc nghiệt và thiếu thốn thực phẩm. Ảnh: Krystle Wright

Sarah Marquis có hơn 20 năm thám hiểm qua nhiều vùng đất và trong năm 2016, cô khiến nhiều người bất ngờ khi hoàn thành hành trình ba tháng một mình đi qua những khu vực hoang dã ở Australia. 

Cô cũng từng chiến đấu với cá sấu, đi lạc trong rừng rậm ở Lào, trải qua 3 ngày bị sốt và tìm cách buộc một chân vào thân cây để không bị nước cuốn đi.

2. Giữ bình tĩnh và ngồi xuống suy nghĩ

Không ai mong muốn bị lạc, nhưng chẳng may trong lúc thám hiểm, bạn bị mất dấu với những người bạn trong đoàn và điện thoại thì lại không liên lạc được thì điều đầu tiên cần phải làm là phải giữ cho bản thân thật bình tĩnh.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 7.

Đừng hoảng sợ, hãy giữ bình tĩnh và ngồi xuống suy nghĩ. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia và phượt thủ chuyên nghiệp, nếu bị lạc trong rừng sâu, bạn nên hành động theo nguyên lý viết tắt của từ STOP:

S – Sit down (ngồi xuống)

T –Think (suy nghĩ)

O – Observe your surroundings (Quan sát xung quanh)

P – Prepare for survival by gathering materials (Chuẩn bị tìm hướng giải quyết bằng những vật dụng mang theo)

3. Cố gắng tìm đường trở ra và đánh dấu những nơi đi qua

Trong trường hợp vẫn còn nhiều ánh sáng ban ngày, bạn nên cố gắng tìm lại đường đi của mình. Hãy thử xác định dấu chân của bạn hoặc dấu vết trên đường đi cho thấy bạn từng đi qua.

Bạn cũng có thể tự tạo tín hiệu để thông báo cho những người bạn trong nhóm bằng cách huýt sáo hoặc thổi còi.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Chú ý là nên đánh dấu kỹ những nơi mà bạn đi qua khi tìm đường ra khỏi rừng để tránh tình trạng đi lòng vòng một chỗ, lạc sâu hơn.

Nếu có la bàn thì mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm đường ra khỏi rừng trước khi trời tối.

4. Giữ ấm cơ thể, tìm kiếm thức ăn, nước uống, nhóm lửa và kêu gọi sự chú ý

Nếu không may tìm được đường ra và trời cũng nhá nhem tối, thì việc đầu tiên cần làm là hãy giữ ấm cơ thể, cố gắng tìm một nơi trú ẩn tự nhiên có đủ khả năng bảo vệ bạn khỏi mưa và gió.

Sau đó, bạn có thể ăn những thực phẩm mà mình mang theo, trong trường hợp hết thức ăn hay nước uống thì đừng đi tìm kiếm trong bóng tối vì bạn có thể lạc xa khỏi nơi bạn trú ẩn hay nơi đánh dấu cho những người tìm kiếm.

Bạn hãy nên ở một chỗ để dưỡng sức, tránh đi loanh quanh khiến bạn hoang mang, hoảng sợ, đồng thời cạn kiệt năng lượng.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 9.

Nhóm một đống lửa cũng là cách truyền phát tín hiệu cho người cứu hộ, và giữ ấm cơ thể. Ảnh minh họa

Cố gắng giữ bình tĩnh và nhóm một đống lửa. Nhóm lửa vừa có thể giữ ấm cơ thể, đồng thời giúp truyền phát tín hiệu để những người bạn và lực lượng cứu hộ có thể tìm kiếm được vị trí của bạn.

Một kinh nghiệm quan trọng mà nhà thám hiểm Sarah Marquis chia sẻ khi đi phượt hoặc chẳng may lạc vào trong rừng sâu đó là hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Cơ thể của con người "có giác quan thứ sáu" và thường thì chúng sẽ cảnh báo cho bạn biết về những nguy hiểm tiềm tàng.

Trekker hàng đầu thế giới chia sẻ những kinh nghiệm sinh tồn nếu bị lạc trong rừng - Ảnh 10.

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Ảnh: Krystle Wright

Hãy trang bị thật kỹ trước khi sẵn sàng tham gia một cuộc thám hiểm hay hành trình trekking. Ngoài ra, việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên cũng giúp bạn có thể dễ dàng thích nghi hay vượt qua được những trở ngại trong hành trình.

Tham khảo các nguồn: Theguardian, Misadventuresmag, Littlethings, Dailymail

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news