Tin mới

Sự thật đằng sau những gốc sung bonsai quả chi chít từ gốc tới ngọn

Thứ tư, 27/09/2017, 08:31 (GMT+7)

Với tuyệt chiêu "râu ông nọ cắm cằm bà kia", các nhà vườn có thể độ những cây bonsai bình thường trở nên bắt mắt, đồng nghĩa với giá bán cũng được thổi lên gấp nhiều lần giá trị thực của cây.

Với tuyệt chiêu "râu ông nọ cắm cằm bà kia", các nhà vườn có thể độ những cây bonsai bình thường trở nên bắt mắt, đồng nghĩa với giá bán cũng được thổi lên gấp nhiều lần giá trị thực của cây.

 

Hẳn nhiều người bắt gặp cảnh những chậu sung bonsai quả đắp đống từ gốc đến ngọn sẽ thắc mắc tự hỏi vì sao các nghệ nhân có thể chăm sóc, cho ra đời được những sản phẩm ưng ý đến như vậy. Tuy nhiên, nếu ai đã từng mua một chậu sung như vậy thì sẽ có câu trả lời chỉ sau một vài ngày. Và từ lúc đó, nếu nhìn thấy những chiếc xe chở đầy gốc sung trĩu quả bạn sẽ tức sôi máu cho mà xem.

Gốc sung khi mới mua về.

Mặc dù công nghệ này đã có từ lâu, với những ai đam mê cây cảnh thì chuyện phân biệt này không quá khó, nhưng với người dân thì bình thường thì khó có thể phát hiện được cây giả. Như trong trường hợp cây sung, nếu là bonsai thật thì không lấy đâu ra được quả nhiều chi chít bâu đầu thân, có quả cũng phân bố ở từng trùm, quả nhỏ và tươi.

Những chùm quả được cắm vào thân rất chắc chắn.

Với những "nghệ nhân" bán cây gắn keo thì cũng không khó để họ tạo ra một cây gắn keo mà người dân không thể phát hiện. Nhóm này tập trung ở vùng ngoại thành, thậm chí là ở các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

 

Hàng ngày họ chở cây vào nội thành Hà Nội để bán và không ai có thể biết được là nguồn gốc của những cây bonsai gắn keo này xuất phát từ đâu và nó được tạo ra như thế nào.

Vết cắm được nhỏ keo con voi.

Việc độ chùm quả, cho cây được coi là công đoạn dễ dàng rất. Chỉ cần khoét một lỗ nhỏ trên thân, đưa chùm quả vào rồi gắn keo lại. Lý do mà cánh "nghệ nhân" bán hàng rong hay gắn quả chi chít là vào thân là để chùm này giằng ra chùm kia khó có thể rơi ra.

Chỉ sau 2 ngày nhưng chùm sung sống gửi sẽ héo và rụng.

Để có thể che lại các dấu vết gắn keo, nhóm thợ sử dụng chính nhựa sung bôi xung quanh sau đó dùng những phần vỏ mỏng còn được gọi là mốc ở các cây cổ thụ khéo léo đắp lên, nhìn từ bên ngoài vào sẽ giống như cành cây tự nhiên.

Sung bonsai thật sẽ trông như thế này đây.

Để duy trì độ tươi cho thân và lá những người bán sẽ thường xuyên phải tưới nước cùng với một loại thuốc kích thích. Tuy nhiên, những chùm quả "râu ông nọ cám cằm bà kia" này cũng chỉ kéo dài được từ 2-3 ngày sau đó lại phải thay cây khác. Chính vì vậy khi gặp khách, cánh bán hàng rong sẽ cố sống, cố chết bán cho bằng được, thậm chi giá chỉ bằng 1/5 so với giá ban đầu đưa ra.

Anh Đỗ Hiền, người chuyên chơi cấy lâu năm ở Thanh Hà - Hải Dương cho biết: Những cây sung bonsai quả chi chít khi còn non là rất hiếm. Chủ yếu những chùm quả này được dùng keo dán vì vậy người bán phải xịt nước thường xuyên để quả không bị héo. Đối với một cây sung cảnh bonsai mà có quả chi chít từ gốc đến ngọn thì cũng phải mất từ 20 năm trở lên, giá bán phải từ 5- 10 triệu đồng/cây. Nhưng với những cây cảnh giả có hoa, quả đẹp như vậy mà giá bán lại rất rẻ từ 300-500 ngàn đồng thường là cây giả.

Những cây cảnh giả được làm rất tinh vi, đối với người thiếu kinh nghiệm nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được. Trong khi những người bán cây cảnh rong thường nay đây mai đó nên những nạn nhân đã mua cây chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì vậy, tốt nhất là người thích chơi cây cảnh nếu muốn mua cây nên nhờ người có kinh nghiệm chơi cây cảnh chọn mua hoặc đến các điểm bán cây cảnh uy tín để tránh bị lừa.

Đức Hòa

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: sung bonsai