Tin mới

Vì sao sứ giả chiến tranh Tomahawk bị thất sủng và phải nhận "giấy báo tử"?

Chủ nhật, 03/06/2018, 21:31 (GMT+7)

Dù Mỹ tuyên bố tạm dừng việc sản xuất tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng với số lượng cả ngàn đạn tên lửa đang nằm trong kho niêm cất, Washington sẽ phải tìm cách giải quyết chúng.

Dù Mỹ tuyên bố tạm dừng việc sản xuất tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng với số lượng cả ngàn đạn tên lửa đang nằm trong kho niêm cất, Washington sẽ phải tìm cách giải quyết chúng.

Nâng cấp để tăng hiệu quả chiến đấu và kéo dài thời gian sử dụng? Có lẽ cách làm thuận tự nhiên nhất là tìm một chiến trường làm đất diễn cuối cùng cho . Nếu chiến tranh Mỹ-Triều nổ ra, liệu Tomahawk có tiếp tục vai trò "sứ giả chiến tranh" của mình?

Hồi kết của sứ giả chiến tranh Tomahawk

Trước khi đánh giá về số phận tương lai của dòng tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng với biệt danh "sứ giả chiến tranh", cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, dòng tên lửa hành trình này đã xuất hiện đúng thời điểm và thực sự đóng vai trò quan trọng trong vài thập niên qua trong các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh.

Thực tế, tên lửa Tomahawk chính là kết tinh của các chương trình nghiên cứu của Mỹ và phương Tây đối phó với hệ thống phòng không của Liên Xô trong chiến tranh tổng lực. Trong thập kỷ 1980, với sự tiến bộ đột phá của công nghệ điều khiển học, dẫn đường và vật liệu mới đã góp phần quan trọng cho sự ra đời của dòng tên lửa hành trình trứ danh này.

Tomahawk vốn là tên gọi của một loại rìu chiến của thổ dân da đỏ châu Mỹ, ra đời trong bối cảnh tương quan về chính trị, công nghệ quân sự có nhiều thay đổi khi Liên Xô rơi vào cảnh suy tàn và kéo theo là sự tụt hậu về công nghệ quân sự, trong đó có vũ khí phòng không.

Đây chính là yếu tố quan trọng tạo tiền đề những thành công trên chiến trường của tên lửa Tomahawk sau đó. Điều này đã được minh chứng bằng thực tế chiến trường, tên lửa Tomahawk có khả năng chiến đấu cực kỳ ấn tương tại chiến tranh vùng Vịnh lần 1 (1991), Nam Tư (1999) và tại Iraq, Lybia sau này.

Vì sao sứ giả chiến tranh Tomahawk bị thất sủng và phải nhận giấy báo tử? - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Iraq.

Tính từ thời điểm được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1983 tới nay, Tomahawk đã tham gia 15 chiến dịch quân sự, trong đó quy mô nhất là cuộc chiến Iraq năm 2003 với 800 đạn tên lửa được sử dụng.

Trong 15 lần tham chiến, chỉ có 2 lần cuối cùng tại Syria là không đạt được kết quả mong muốn, còn lại các cuộc chiến với sự góp mặt của sứ giả chiến tranh này đều thành công.

Xét về mặt kỹ thuật, tên lửa Tomahawk thực sự là vũ khí tấn công hiệu quả với tầm bắn lớn tới 2.000km, chi phí rẻ, khả năng bay thấp bám địa hình và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao… Chính những yếu tố này đã giúp Tomahawk có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa tập trung kiểu cũ với các dòng vũ khí phòng không do Liên Xô chế tạo.

Trong thực tế chiến đấu, tên lửa Tomahawk thường được sử dụng trong đòn tấn công phủ đầu để bất ngờ vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt các vị trí đầu não chiến lược của đối phương; buộc các trận địa phòng không lộ diện và giảm thương vong về bên tấn công…

Chiến thuật này cực kỳ thành công và đã mang lại danh hiệu sứ giả chiến tranh cho Tomahawk. Trong suốt quá trình phục vụ, tên lửa Tomahawk liên tục được nâng cấp và thay đổi để phù hợp với thực tế chiến trường.

Vì sao sứ giả chiến tranh Tomahawk bị thất sủng và phải nhận giấy báo tử? - Ảnh 2.

Căn cứ Không quân Shayrat của Syria bị tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ tấn công tháng 4/2017.

Vậy tại sao sứ giả chiến tranh lại bị thất sủng?

Đây thực sự là câu hỏi phức tạp, nhưng có thể nhìn rõ ở các góc độ:

Công nghệ vũ khí tấn công và phòng thủ có quan hệ như mâu với thuẫn. Thứ gì không kịp thích nghi sẽ bị loại bỏ và điều này đúng với Tomahawk. Trong các lần tham chiến đầu tiên, Tomahawk đạt hiệu quả cao vì sự mới mẻ của nó và khi những giải pháp đối phó chưa hoàn thiện, thậm chí là chưa có.

Tuy nhiên, khi nhận thức được sự nguy hiểm của sứ giả chiến tranh, các biện pháp đối phó bắt đầu được nghiên cứu và phát triển.

Trong cuộc không kích Nam Tư năm 1999, nhiều giải pháp đối phó với Tomahawk đã được phát kiến và áp dụng thành công, đáng kể nhất là công nghệ gây nhiễu GPS và trận địa nghi binh. Điều này giúp Quân đội Nam Tư hạn chế tối đa thiệt hại từ các đòn phủ đầu của Mỹ và liên quân.

Những công nghệ đối phó với tên lửa Tomahawk tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Kết quả trong 2 trận chiến gần đây đã chứng minh, sứ giả chiến tranh dường như đang hụt hơi trong cuộc đua với các phương tiện, biện pháp đối phó.

Trong cuộc không kích căn cứ không quân Sharyat, Syria hồi tháng 4-2017, chỉ có 23/59 tên lửa Tomahawk sử dụng trúng đích. Một số nguồn tin cho rằng phần lớn sứ giả chiến tranh đã bị hệ thống đối kháng điện tử của Nga vô hiệu hóa hoặc đánh lừa.

Kết quả càng tồi tệ hơn trong cuộc không kích hôm 14/04/2018, khi có tới 66 trên tổng số 103 tên lửa Mỹ và liên quân (trong đó có 73 tên lửa Tomahawk) sử dụng không kích Syria bị ngăn chặn bằng các biện pháp phòng thủ cứng và mềm, chiếm gần 65% (theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga).

Chính chiến trường đã chứng minh sứ giả chiến tranh đã lạc hậu và cần được thay thế bằng vũ khí tấn công mới, hiệu quả hơn để cuộc đua "mâu-thuẫn" tiếp tục.

Ngọc Huy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news