Theo quan điểm của luật sư, hành vi đánh người của Linh đã vi phạm vào tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định của pháp luật.
Ngày 31/5, cơ quan CSĐT Công an TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành tạm giữ hình sự đối với Vũ Thị Thùy Linh (SN 1993, trú tại TP Móng Cái) để điều tra về hành vi đánh chị Lê Thị K. (25 tuổi cùng trú tại TP. Móng Cái) phải nhập viện điều trị.
Qua điều tra, cơ quan công an xác định chồng cũ của chị Lê Thị K. là Bùi Văn T. đã chở Vũ Thị Thuỳ Linh đến đánh chị K.
Trao đổi với PV về hành vi đánh người gây thương tích của Linh, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh cho biết, tính mạng, sức khoẻ của con người được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm hại.
Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, cơ thể người khác trái pháp luật, đều bị xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.
Theo luật sư Thơm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống khi ghen tuông vô cớ vì lời nói trên mạng xã hội Facebook, Linh đã dùng cục sạc dự phòng cho điện thoại đánh chị Lê Thị K. phải nhập viện, khâu 11 mũi trên đầu là hành vi vô cùng dã man và đã vi phạm vào tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134 BLHS 2015.
Mức hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân.
Chị Lê Thị K. trước thời điểm bị đánh.
Để có căn cứ xử lý Nguyễn Thị Linh về tội "Cố ý gây thương tích" thì người bị hại là chị Lê Thị K. cần thiết phải có đơn gửi tới cơ quan công an.
Sau đó, cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo Điều 155 BLHS 2015, đồng thời sẽ đưa chị Lê Thị K. đi giám định thương tật.
Kể cả nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì cơ quan công an vẫn xử lý Linh vì đã dùng hung khí nguy hiểm là cục sạc dự phòng điện thoại đánh vào đầu chị K.
Luật sư Thơm cũng cho hay, hành vi chở "vợ mới" đến Đánh ghen vợ cũ của Bùi Văn T. cơ quan chức năng sẽ điều tra, làm rõ. Nếu xác định T. có tham gia vào vụ việc thì sẽ là đồng phạm với Nguyễn Thị Linh.
Đồng quan điểm với luật sư Thơm, luật sư Giang Hồng Thanh - Trưởng văn phòng Luật sư Giang Thanh (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nói thêm, việc áp dụng chế tài xử lý hình sự hay hành chính tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương của chị K.
Tỷ lệ tổn thương này do chị K. đề nghị và được cơ quan điều tra trưng cầu cơ quan chuyên môn giám định.
Ngoài ra, chị K. cũng phải có văn bản gửi cơ quan điều tra yêu cầu khởi tố người gây ra thương tích cho mình thì cơ quan điều tra mới có căn cứ để xử lý.
Đối với việc anh Bùi Văn T. đã chở Linh đến nơi đánh chị K., nếu trước khi chở Linh đi anh này biết sẽ đến để đánh chị K. mà vẫn chở, thì trong trường hợp hành vi của Linh cấu thành tội "Cố ý gây thương tích", anh T. cũng có thể bị xử lý hình sự về tội danh này với vai trò đồng phạm giúp sức Linh.
Còn nếu anh T. chỉ nghĩ rằng chở Linh đến để hai bên nói chuyện thì anh T. không phạm tội.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên.
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê:
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau đây:
-Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),
-Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh...