Sự việc diễn ra tại cây xăng này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trên mạng xã hội, vậy thực hư câu chuyện này là gì?
Gần đây, câu chuyện một người tên T. mang ôtô hiệu Honda Accord 2.4 (đời 2008) có dung tích 65L nhưng cây xăng bơm 79,65L mới đầy. Điều này khiến anh nghi ngờ tính chính xác của máy bơm và nhân viên trạm xăng.
Câu chuyện bình xăng 65 lít lại có thể đổ tới gần 80 lít có vẻ thật khó tin, mặc dù chính anh T. thắc mắc với nhân viên và nhận được lời giải thích là bình xăng của nhà sản xuất có sai số cũng như chính cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu này khẳng định là nhân viên làm đúng quy trình.
Tuy nhiên, sai số quá lớn này khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ, vậy thực hư câu chuyện một chiếc xe 65 lít có thể đổ tới 80 lít mới đầy là như thế nào? Hãy cùng đi tìm lời giải qua bài viết này:
Đầu tiên chúng ta cần hiểu đúng về con số dung tích bình xăng nhà sản xuất đưa ra
1. Dung tích tăng lên vì phải lấp đầy hệ thống vòi dẫn
Từ bình xăng tới buồng đốt là ống dẫn nhiên liệu. Nguồn:Medcom.id
Nhiều người mặc dù thường đi đổ xăng, biết rất rõ về dung tích bình xăng của xe mình nhưng lại ít người hiểu đúng về con số này. Chúng ta đều biết bình xăng là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe và cũng rất nhạy cảm với vấn đề cháy nổ.
Do đó, để đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả, các bình xăng được thiết kế dày dặn, kín khít và có hệ thống ống dẫn xăng dầu từ vòi tới động cơ. Lượng xăng khi bơm vào không chỉ lấp đầy bình xăng mà cả hệ thống ống dẫn này.
Chính vì vậy, việc đổ đầy một bình xăng sẽ cần nhiều thể tích nhiên liệu hơn thể tích bình, con số này sẽ tùy thuộc vào chiều dài, thể tích vòi dẫn.
Ví dụ: Một chiếc sedan hạng trung thường cũng tốn khoảng 2-3 lít đường ống hay chiếc Lacetti dung tích ghi 60 lít nhưng đổ được hơn 63 lít là điều rất bình thường.
2. Dung tích mà nhà sản xuất đưa ra thường thấp hơn đôi chút so với giá trị dung tích thực của bình xăng
Đây là lý do kỹ thuật từ nhà sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vì xăng dầu có độ giãn nở, bay hơi rất lớn phụ thuộc vào nhiệt độ. Cụ thể hơn thì hệ số giãn nở nhiệt của xăng dầu khoảng 1‰ (một phần nghìn)/độ.
Bạn không nên đổ đầy bình vì vấn đề an toàn. Nguồn: The Allstate Blog
Nghĩa là khi nhiệt độ xăng dầu tăng 1 độ C thì thể tích xăng dầu tăng khoảng 1‰ so với thể tích ban đầu và ngược lại. Ví dụ: Nếu đổ 10 lít xăng ngày nắng nóng thì có thể bạn chỉ nhận được từ 9,1 lít đến 9,3 lít thôi, phần còn lại chỉ là hơi xăng chứ không phải là xăng.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa ảnh hưởng đến độ giãn nở của xăng dầu ngoài nhiệt độ là áp suất, ví dụ khi xe bồn đang bổ sung xăng cho trạm, khi đó ống bơm ào ào vào bồn chứa sẽ tạo nên áp suất mạnh làm xăng giãn nở.
Từ hai yếu tố (nhiệt độ và áp suất) trên, các nhà sản xuất cần phải thiết kế bình chứa "dư" ra một khoảng để khi xăng giãn nở.
Con số mà họ đưa ra gọi là dung tích khuyến cáo (nominal capacity) và sẽ thấp hơn dung tích thật bình xăng (actual capacity)!
Vậy có khả năng một chiếc bình xăng 65 lít có thể đổ thêm tới gần 15 lít hay không?
Quay trở lại câu chuyện bình 65 lít đổ tới gần 80 lít mới đầy, kỹ sư Lê Văn Tạch, nhân viên kỹ thuật của Toyota Việt Nam (TMV), đại diện cho Honda cho biết chỉ số dung tích bình xăng mà nhà sản xuất đưa ra là thông số gần chính xác và có sai số rất ít.
Con số tối đa mà người sử dụng có thể đổ thêm chỉ là 1%.
Nghĩa là nếu loại bỏ các điều kiện khác ảnh hưởng đến thể tích xăng như nhiệt độ, áp suất, loại xăng, sai số của thiết bị đo và con người thì một bình xăng 65 lít chỉ có thể đổ thêm tối đa 0,65 lít!
Vì thế kỹ sư Lê Văn Tạch cho rằng có hai khả năng có thể xảy ra ở đây:
Một là bình xăng này không còn nguyên bản (tráo đổi hay đã được nâng cấp) và khả năng thứ hai thì đây là một điều bất thường: "Điều bất thường này có thể do đồng hồ đo của trạm bơm không được chính xác...", ông Tạch cho biết.
Người chủ ôtô hiệu Honda Accord 2.4 cũng xác nhận đã phủ nhận khả năng thứ nhất khi khẳng định chưa hề can thiệp kĩ thuật nào từ khi mới mua xe và bình xăng của mình hoàn toàn nguyên vẹn nên một bình 65 lít đổ thêm tới 15 lít là điều khó có thể xảy ra.
Tham khảo nhiều nguồn
Theo Helino