Tin mới

Vụ cắt chân chị gái: Cần giám định thương tật của nạn nhân

Thứ bảy, 04/01/2014, 11:08 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Sự việc Trần Tuấn Khương cắt lìa chân chị gái bị ung thư tại bệnh viện Xanh Pôn khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra cần tổ chức giám định thương đối với nạn nhân.

 

 

(Tinmoi.vn) Sự việc Trần Tuấn Khương cắt lìa chân chị gái bị ung thư tại bệnh viện Xanh Pôn khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra cần tổ chức giám định thương đối với nạn nhân.


Trước đó, ngày 2/1 tại phòng hồi sức (khu điều trị bệnh nhân nặng) bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, bà Trần Thanh Dung, bệnh nhân u não đang nằm điều trị. đã bị em trai bà Dung là Trần Tuấn Khương (SN 1971, ở Thành Công, Ba Đình) rút dao cắt bàn chân khiến nhiều người kinh hãi.

Hiện nay, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp và đang củng cố hồ sơ để xử lý đối với Trần Tuấn Khương về hành vi trên.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng trong vụ việc này người em trai không có ý định tước đi tính mạng của nạn nhân, còn nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội trên do “ngáo đá” hay mê tín đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Về nguyên tắc của pháp luật hình sự, trong vụ việc này hậu quả đến đâu xử lý đến đó.

Vụ cắt chân chị gái: Cần giám định thương tật của nạn nhân

Đối tượng Khương tại cơ quan điều tra. 

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, thì nếu trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 điều 104 BLSH thì việc khởi tố chỉ được thực hiện theo yêu cầu bị hại, nghĩa là bị hại phải có đề nghị cơ quan điều tra mới có cơ sở xem xét xử lý hình sự. Trường hợp này chỉ xảy ra khi bà Dung – nạn nhân của vụ việc chỉ bị tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% vì bà là người đang đau ốm không có khả năng tự vệ.

Nếu giám định thương tật của bà Dung rơi vào trường hợp này thì bà Dung hoặc người đại diện hợp pháp phải có đơn yêu cầu khởi tố người em trai. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút đơn trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người yêu cầu khởi tố rút đơn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Nếu người phạm tội thuộc từ khoản 2 trở lên của điều 104 Bộ LHS việc khởi tố là do cơ quan điều tra, không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại.  Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định: Dùng hung khí nguy hiểm (dao là hung khí, đối tượng Khương dùng dao cắt chân); đối với người đau ốm hoặc người không có khả năng tự vệ...

Hành động cắt chân chị gái dù bất kể lý do nào cũng là một tội ác, do đó người đã thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên để có quyết định khởi tố vụ án đúng pháp luật, cơ quan điều tra cần tiến hành giám định thương tật đối với bà Dung.Tỷ lệ thương tật của nạn nhân trên cơ sở kết luận giám định sẽ là căn cứ xác định cách thức giải quyết vụ án.

Mời độc giả xem clip vụ con gái rủ cậu ruột vào bệnh viện cắt chân mẹ: Phòng bệnh được canh chừng nghiêm ngặt:

 

 

Nguyễn Sen

Tinmoi/ Doisongphapluat

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news