Thế nên, với những người như bà, Thi có cố cãi cũng bằng thừa, chi bằng cứ khéo léo chiều chồng rồi mang anh ra làm vũ khí, vậy là chẳng lo mất lòng hai bên.
Thi không được may mắn như những cô gái lấy chồng giàu, có mẹ chồng tâm lý, số hưởng up ảnh khoe cuộc sống hạnh phúc lên mạng để mọi người ca tụng.
Bởi Thi cũng chỉ là một cô gái bình thường, cả về nhan sắc, xuất thân lẫn học thức. Và việc Thi lấy Thế cũng được đánh giá là xứng đôi vừa lứa.
Cuộc sống sau hôn nhân không tệ đến mức quá thiếu thốn hay chạy ăn từng bữa. Kinh tế của vợ chồng cô cũng ở mức ổn định.
Ban đầu, vợ chồng Thi ở cùng mẹ chồng và anh chồng, chị dâu trong một căn hộ tập thể.
Về sau, cuộc sống chung đụng đông đúc quá phức tạp nên Thế xin phép mẹ cho hai vợ chồng ra thuê trọ ở.
Mẹ chồng Thi dù chẳng vui vẻ nhưng thấy con trai cả hưởng ứng nên cũng đành chấp nhận.
Mẹ chồng Thi vốn bản tính tiết kiệm. Bởi bà sống trong khổ cực đã quen, chồng mất sớm, một mình nuôi 2 con ăn học.
Thi cũng phục và tôn trọng người phụ nữ ấy lắm. Nhưng nhiều khi, cô cảm thấy mẹ chồng tiết kiệm một cách thái quá.
Ngày sống chung, đồ ăn thừa bà cất để tủ lạnh, ăn hết thì mới được mua cái mới. Đi chợ thì toàn chờ đến 7 giờ tối mới xách làn ra mua đồ rẻ, để tủ lạnh ăn dần.
Thi có góp ý mấy lần nhưng bà không nghe, còn mắng Thi hoang phí.
Ảnh minh họa.
Thi nhớ mãi một lần, có cô bạn sang chơi rủ Thi đi ăn chè ở đầu ngõ. Ăn xong cô còn nghĩ mua về cho mẹ chồng.
Thế mà không những chẳng được lời cám ơn mẹ chồng Thi còn mắng cô té tát: "Nhà cô giàu lắm đấy.
Đỗ đen thì bếp có cả túi to. Sao không nấu lên mà ăn lại còn õng ẹo ra hàng". Dường như bà bị kí ức thời ngày xưa cứ vận vào trong suy nghĩ. Thành ra, toàn tự mình làm khổ mình.
Từ ngày ra ở riêng, dù phải đi thuê trọ nhưng Thi thấy thoải mái hẳn. Mẹ chồng cô vẫn qua chơi thường xuyên nhưng Thi không còn bị áp lực nhiều như trước. Bà già rồi, có nói gì thì cô cũng kệ cho qua chuyện.
Hôm ấy, cô có tham gia chương trình văn nghệ kỉ niệm của công ty. Chiều đến, sau khi xong việc thì cũng không còn sớm.
Thấy vậy Thi gọi cho chồng dặn trước rồi mua thức ăn sẵn, về chỉ việc hâm nóng. Còn cô tranh thủ ghé qua tiệm cắt tóc để gội đầu.
Phần vì nay thi văn nghệ trang điểm nhiều, phần vì Thi cũng ngại trời lạnh về nhà đun nước lách cách, thi thoảng thư giãn chút cũng chẳng đắt đỏ gì.
Vừa về đến nhà, chân gạt trống xe, miệng hát nghêu ngao với lẵng hoa mang từ công ty, Thi giật mình khi thấy bóng dáng thân quen đứng chống nạnh ngay trước cửa.
"Cô giỏi thật, nhà cô giàu lắm đấy mà ra hàng gội đầu. Tôi nhìn thấy hết rồi, từ khi cô đi từ cái hàng đấy ra cơ. Cái gì nữa đây?
Lại còn hoa, đừng có nói với tôi là thằng Thế nó mua cho cô nhé. Ôi giời! Đẹp mặt chưa, chồng đi làm vất vả mua thức ăn sẵn cho chồng ăn.
Cô có biết mấy cái đồ này vừa đắt đỏ vừa mất vệ sinh không?", mẹ chồng Thi chan chát. Lúc nào bà cũng tua đi tua lại cái điệp khúc "nhà cô giàu lắm đấy" khiến Thi nghe đến phát mệt.
Ảnh minh họa.
Cô con dâu vội vàng can ngăn: "Mẹ ơi, có gì vào nhà rồi nói. Không phải như mẹ nghĩ đâu!". Chẳng cần bận tâm đến lời giải thích của Thi, Thế vừa về tới là mẹ chồng cô mách con trai như đúng rồi.
May mà Thế nhà cô là người tâm lý, hiểu chuyện. Anh nháy mắt vợ rồi nịnh khéo mẹ mình: "Hoa với thức ăn con bảo cô ấy qua cơ quan con lấy đấy, là con mua.
Nay con tưởng phải tăng ca về muộn. Bị nhỡ một ngày ăn tạm có sao đâu mẹ. Vợ con mấy hôm nay nó kêu đau đầu nên con bảo ra hàng gội người ta mát xa cho dễ chịu.
Cái cô đầu ngõ khéo tay lắm, hay con dẫn mẹ ra thử nhé. Rẻ lắm, có 10 nghìn/ lần thôi".
Mẹ chồng Thi nghe đến số tiền thì có vẻ dịu dọng rồi hoài nghi. Chép miệng một lúc bà chẳng soi xét được gì nữa nên đành đi về.
Thế nên, với những người như bà, Thi có cố cãi cũng bằng thừa, chi bằng cứ khéo léo chiều chồng rồi mang anh ra làm vũ khí, vậy là chẳng lo mất lòng hai bên.