Tin mới

Vụ kiện “đường lưỡi bò” khiến nội bộ Trung Quốc lục đục

Thứ bảy, 19/12/2015, 13:43 (GMT+7)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang tranh cãi nảy lửa về cách ứng phó với vụ kiện "đường lưỡi bò" (đường 9 đoạn) trên Biển Đông mà Philippines đưa lên Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang tranh cãi nảy lửa về cách ứng phó với vụ kiện "đường lưỡi bò" (đường 9 đoạn) trên Biển Đông mà Philippines đưa lên Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague.

Người dân Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila. Ảnh: Getty

Tờ Bloomberg đưa tin Trung Quốc hiện đang tẩy chay phiên điều trần của Tòa trọng tài và nói rằng không công nhận thẩm quyền của tòa. Điều này phù hợp với cách tiếp cận tranh chấp trên cơ sở nhà nước với nhà nước, chứ không thông qua tòa án hay các tổ chức quốc tế. Sự vắng mặt của Trung Quốc nghĩa là họ thông tham gia tranh tụng với Philippines.

Giờ đây, vụ kiện đang trở thành quả bóng bị đá đi đá lại bên trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 2 cơ quan của Bộ này đang tranh cãi về việc ai sẽ chịu trách nhiệm xử lý vấn đề trong vòng 1 năm trước khi chuyển xuống cho các quan chức cấp thấp trong cơ cấu về Chính sách đối ngoại rồi tới người dân. Khi tờ Bloomberg gửi fax hỏi xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết vụ án, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra câu trả lời.

Các cuộc tranh cãi nội bộ cho thấy quan chức Trung Quốc sợ liên quan tới vấn đề này trong trường hợp Philippines thắng kiện và Trung Quốc sẽ bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế khi mà ông Tập Cận Bình đang ưu tiên phô diễn sức mạnh đất nước. Ông Tập đã liên kết việc xây đảo ở Biển Đông với giá trị dân tộc.

Ông James Kraska, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Luật quốc tế Stockton tại ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết: "Có quan điểm cho rằng Trung Quốc xử lý vấn đề này tài tình, linh hoạt, lùi một bước để tiến 2 bước. Nhưng tôi không nghĩ vậy, cách diễn giải này đã đi quá xa".

Ông Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương tại ĐH Lĩnh Nam, Hong Kong cho rằng điều này chỉ ra sự thiếu tầm nhìn chiến lược của các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, những người này muốn theo nghiệp ngoại giao nhưng lại không có nền tảng chính trị thường thấy ở những nhà hoạch định chính sách cấp cao của các nước khác.

Hành động của Trung Quốc có thể mang lại hậu quả không mong muốn. Trong khi Trung Quốc thành công trong việc tăng cường sự hiện diện của mình tại Biển Đông, xây đảo nhân tạo trái phép trên các rạn san hô bất chấp sự phản đối của các nước khác thì Bắc Kinh đang đẩy các nước có yêu sách khác xích lại gần nhau và gần Mỹ hơn.

Bảo Linh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news