Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho người qua 2 con đường là tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Hầu hết các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đều qua con đường trực tiếp từ nước bọt hoặc dịch hô hấp và các giọt bắn của người bệnh.
Theo đó, người tiếp xúc gần với người bệnh có thể mắc Covid-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người xung quanh.
Tuy nhiên, WHO khẳng định tiếp xúc trực tiếp không phải con đường lây bệnh duy nhất. Dịch bệnh này vẫn có thể tiếp xúc qua con đường gián tiếp.
Cụ thể những người mang bệnh vô tình làm bắn những giọt từ miệng, mũi ra những bề mặt khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa, vịn cầu thang. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo việc người dân nên rửa tay bằng dung dịch cồn và không chạm tay lên mắt, mũi, miệng khi đã chạm tay đến vật khác.
Không chỉ bắn lên các bề mặt mà các giọt bắn rất nhỏ từ người bệnh hắt hơi, ho khạc, có thể lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. Do đó, người xung quanh có thể hít phải khí mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Vì vậy, WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp.
Bên cạnh đó, không nên đến chỗ đông người như nhà hàng, CLB đêm, khu vực thờ cúng, Karaoke,..và nếu có ra ngoài thì phải cách nhau 2m để giữ khoảng cách an toàn. Đặc biệt không nên ngồi gần nhau trong không gian chật hẹp và kín. Điều này có thể tăng việc dễ nhiễm bệnh hơn.
Dù đã thông tin có thể lây qua đường không khí nhưng, giáo sư Benedetta Allegranzi, giám đốc chuyên môn về Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền Nhiễm của WHO lại cho rằng, con đường đó chưa rõ ràng. Cần có thêm bằng chứng để giiar thích cho vấn đề này.