Tin mới

Xét tuyển ĐH từ kết quả phổ thông: Cần câu cứu các ngành sắp chết đuối?

Thứ tư, 12/02/2014, 11:32 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều trường đã có kế hoạch tuyển sinh riêng theo phương án xét tuyển từ kết quả phổ thông. Nếu như dự án này được Bộ

 

 

(Tinmoi.vn) Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều trường đã có kế hoạch tuyển sinh riêng theo phương án xét tuyển từ kết quả phổ thông. Nếu như dự án này được Bộ GD &ĐT thông qua thì đây sẽ là cần cứu cánh cho nhiều ngành học khó tuyển sinh ở những năm trước.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã được Bộ GD-ĐT thẩm định đề án tuyển sinh riêng và tiếp tục công bố lấy ý kiến dư luận. Ngoài việc tiếp tục tham gia kỳ thi ba chung của Bộ GD-ĐT, trong đề án này nhiều trường còn đưa ra phương thức tuyển sinh mới dựa trên kết quả ba năm học tập ở bậc THPT. Đa số các ngành đăng ký cách tuyển sinh này đều là những ngành sắp "chết đuối" ở mùa tuyển sinh những năm trước. Vậy liệu đây phương án này có là cần cứu cánh mới cho những ngành "khát" thí sinh đổi đời trong mùa tuyển sinh năm nay?

Theo đề án đăng ký tuyển sinh riêng đã gửi Bộ GD-ĐT, ĐH Hòa Bình dành 450 chỉ tiêu cho thí sinh tham dự theo kỳ thi chung của Bộ GD-ĐT và 450 chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả tốt nghiệp. Trường sẽ xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT với cách tính điểm: Điểm xét tuyển = TBC môn 1 + TBC môn 2 + Điểm TBC môn 3 + Điểm ưu tiên.

Xét tuyển ĐH từ kết quả phổ thông: Cần câu cứu các ngành sắp chết đuốiViệc xét tuyển ĐH bằng kết quả THPT sẽ là cần câu cứu cánh cho một số ngành học 

Đại học Đại Nam cho biết vừa tổ chức thi 3 chung và xét tuyển thí sinh dự thi 3 chung có kết quả thi từ điểm sàn trở lên tương ứng với từng khối thi bậc đại học, cao đẳng, không có môn nào bị điểm 0. Bên cạnh đó trường tổ chức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông. Tiêu chí xét tuyển: Tốt nghiệp THPT; tổng điểm ba môn theo khối thi của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 90,0 điểm trở lên. Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên. Trường Đại học Đại Nam dự kiến dành 800 chỉ tiêu (700 chỉ tiêu đại học và 100 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

ĐH Phan Chu Trinh kết hợp 2 hình thức tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung (30% chỉ tiêu) và tiêu chí riêng của trường (70% chỉ tiêu). Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kiến thức và đạo đức của thí sinh trong suốt 3 năm học trung học  phổ thông (THPT), đồng thời đánh giá năng lực và kiến thức xã hội, kiến thức ngành của thí sinh thông qua bài kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy, gồm 3 tiêu chí kiến thức; đạo đức; năng lực. Về kiến thức, điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh đạt từ 6.0 điểm trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào cao đẳng đạt từ 5.5 trở lên. Điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh của môn điều kiện theo từng ngành đạt từ 6.0 trở lên.  Đối với thí sinh dự tuyển vào cao đẳng đạt từ 5.5 trở lên.

ĐH Đông Á sẽ dựa vào kết quả điểm tổng kết ba môn theo từng ngành dự tuyển của thí sinh  trong 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) ở 3 năm học trung học phổ thông để đánh giá mặt kiến thức của thí sinh. Các thí sinh đăng ký vào hệ đại học phải có điểm trung bình ba môn trong 5 học kỳ từ 6 trở lên, hệ cao đẳng từ 5,5 điểm trở lên.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, kết quả THPT cũng là một tiêu chí để xét tuyển vào ĐH. Bên cạnh đó, trong đề án tuyển sinh các trường phải đưa ra tiêu chí khác phù hợp với đặc thù đào tạo của từng ngành. 

Về phía Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Sử dụng kết quả học tập phổ thông để xét tuyển vào ĐH là quyền của các trường theo tinh thần của Nghị quyết đổi mới GD-ĐT. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả đó phải đảm bảo chất lượng đào tạo.

Theo đó, trong đề án tuyển sinh riêng, Bộ yêu cầu mỗi trường phải đưa ra được ngưỡng đảm bảo chất lượng. Ngưỡng đó phải đảm bảo xét tuyển được những thí sinh có chất lượng chứ không phải là chỉ tốt nghiệp THPT là được xét tuyển vào ĐH. Ngưỡng đó tối đa cũng chỉ cho phép khoảng 60% thí sinh tốt nghiệp THPT đủ điều kiện xét tuyển (điểm tốt nghiệp và kết quả học tập THPT từ 6 hoặc 6,5 trở lên).

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, việc một số trường áp dụng phương án này là phù hợp vì đây là năm đầu tiên thí điểm thi riêng. Hầu hết các trường chỉ áp dụng ở một số ngành có ít thí sinh đăng ký để rút kinh nghiệm.

"Đối với những ngành khó tuyển sinh mà xã hội đang cần đào tạo thì việc áp dụng phương pháp xét tuyển cũng sẽ là cơ hội để tuyển được thí sinh", ông Ga nói.

Lê Vy (TH)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news