Tin mới

Xôn xao "biển van lạy" đừng xả rác ở Hà Nội

Thứ bảy, 18/10/2014, 11:33 (GMT+7)

Một hành động tưởng chừng như là tất lẽ dĩ ngẫu, có rác thì phải bỏ vào thùng, đừng vứt bừa ra đường nhưng lại phải ghi bằng những dòng chữ giống như ‘van lạy’.

Một hành động tưởng chừng như là tất lẽ dĩ ngẫu, có rác thì phải bỏ vào thùng, đừng vứt bừa ra đường nhưng lại phải ghi bằng những dòng chữ giống như ‘van lạy’.

 

Một bức ảnh khiến cả cộng đồng phải suy nghĩ. Một hành động tưởng chừng như là tất lẽ dĩ ngẫu, có rác thì phải bỏ vào thùng, đừng vứt bừa ra đường nhưng lại phải ghi bằng những dòng chữ giống như ‘van lạy’. Bức ảnh này có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả chúng ra, không riêng một ai, những người vô thức hay cố tình vứt rác ra đường, làm ô nhiễm môi trường mà không hề nghĩ đến sự thiếu trách nhiệm của hành động đó…

Chúng ta phải suy ngẫm, tại sao một hành động đáng làm, phải làm như vậy nhưng mà ngay chính bản thân chúng ta, có khi còn không làm. Vì có nhiều người có suy nghĩ ‘mình ý thức nhưng người khác có ý thức đâu. Thôi thì vứt thêm một tí cũng chẳng sao, lại có người quét’. Tôi dám đảm bảo, đây là suy nghĩ của nhiều người…

‘Biển van lạy’ ghi:

Chắp tay lạy:

- Ông đi qua

- Bà đi lại

- Cách anh chị trẻ tuổi học cao, học rộng

- Không có thùng rác thì đừng vứt rác

- Khổ người dọn rác

Tấm 'biển van lạy' đừng xả rác xôn xao cộng đồng mạng

Đối tượng ở đây không chỉ là các ông, các bà, mà đặc biệt là ‘các anh các chị trẻ tuổi’ nhưng lại còn được nhấn mạnh ‘học cao, học rộng’. Chắc hẳn, điều này đã hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Rằng, có những người học cao, hiểu rộng, nhưng mà ngay một hành động nhỏ là ‘bỏ rác vào thùng’ họ cũng không ý thức được. Học cao hiểu rộng làm gì nếu như chuyện đơn giản như vậy cũng không thể làm? Nên đã học cao, học rộng thì phải làm sao cho đúng…

Những dòng chữ viết trên tấm ‘biển van lạy’ này có thể cũng là một lời cảnh cáo rằng, đối tượng giới trẻ chính là số đông của việc không bỏ rác vào thùng. Bởi thanh niên trẻ thời nay đi nhiều, chơi nhiều, ăn nhiều, cũng nhiều người không có ý thức làm sạch môi trường. Vì họ luôn nghĩ, có người khác dọn thay cho mình, đó là công việc của họ…

Đối tượng chính là 'giới trẻ học cao, học rộng'

 

Thôi thì, nếu đã là ‘van lạy’ tức là, trước giờ, chuyện vứt rác bừa bãi diễn ra thường xuyên, nhắc quá nhiều, quá lắm nhưng chẳng ai chấp hành. Nhắc đến phát ngán lên vẫn đâu vào đấy, rác đầy đường. Chẳng thế mà, sau mỗi đêm hội, mỗi ngày lễ tết hay mỗi dịp có sự kiện gì trọng đại thì báo chí thường có những bài viết ‘tặng riêng cho đường phố Hà Nội’ rằng, ‘sau đêm ấy, rác đầy đường’ hay sao. Nói đi nói lại, nói đến phát chán lên nhưng mà có một sự không thể nào thay đổi được, đó là rác vẫn đầy đường…

 

Vậy vì sao, vì ý thức của con người, vì chúng ta, vì họ chưa thực sự mỗi người tự trách nhiệm một chút rằng, đừng vứt rác ra đường nếu như không có thùng rác. Nếu mà làm được vậy thì đâu phải có tấm biển ‘van lạy’ và Hà Nội có phải càng xanh sạch đẹp bao nhiêu? Hà Nội là nơi ta sống, giống như nhà ta vậy, dù ở bất cứ đâu cũng thế. Nếu đã coi nơi ta ở là nhà thì hãy ghi nhớ ‘nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm’.

Theo Khám Phá

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news