Tin mới

101 tác dụng tuyệt vời của cây hoa hòe, món quà ý nghĩa của mọi gia đình

Thứ năm, 06/07/2023, 11:00 (GMT+7)

Cây hoa hòe là một trong những vị thuốc có tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe dùng để điều trị nhiều loại bệnh.

Tên khoa học cây hoa hòe

Cây Hoa hòe còn được gọi với tên Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. - Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bộ phận được dùng để làm dược liệu của cây hoa hòe là nụ hoa chưa nở, thu hái, sấy khô bảo quản và sử dụng.

Thành phần hóa học cây hoa hòe

Hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao, có lợi cho sức khỏe. Flavonoid, troxerutin và oxymatrine: Chất chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng tim mạch, an thần,... Rutin (hoạt chất quan trọng nhất trong Hoa hòe) - là một glucozid, thủy phân sẽ cho quercetin hay quercetin C15H10O7, glucoza và ramnoza; tan được trong nước, tan nhiều trong cồn và không tan trong ete clorofom và benzen. Trong nụ hoa chưa nở chứa từ 6-30% rutin, rất có lợi cho hệ tuần hoàn, nếu hoa đã nở hàm lượng rutin cũng giảm đi nhiều. Vì vậy, thu hái dược liệu vào lúc có nhiều nụ to, trước mùa hoa chưa nở, thông thường vào tháng 7, 8, 9.

101 tác dụng tuyệt vời của cây hoa hòe, món quà ý nghĩa của mọi gia đình - Ảnh 1
 

Tác dụng của cây hoa hòe

- Chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn.

- Thành phần rutin (vitamin PP) tăng sức bền, sự dẻo dai của thành mạch.

- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

- Hỗ trợ điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não.

- Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều trị các bệnh lý viêm gan do virus siêu vi B, C.

- Bảo vệ tế bào gan, chống ngưng kết tiểu cầu.

- Hạ cholesterol máu, giảm co thắt cơ trơn phế quản và ruột (thành phần quercetin).

- Điều trị chảy máu cam, trĩ gây xuất huyết,...

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể ở những bệnh nhân suy nhược, bệnh lao,...

Hoa hòe phơi khô có nhiều tác dụng. Ảnh internet
Hoa hòe phơi khô có nhiều tác dụng. Ảnh internet

Bài thuốc từ cây hoa hòe

- Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

- Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10g, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

– Trị đại tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới, mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày.

– Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe (sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

Liều dùng hoa hòe

Hòe hoa sau khi được thu hái, phơi khô sẽ được bảo quản và sử dụng hãm nước uống, uống như trà hàng ngày. Nếu sử dụng với mục đích điều trị bệnh, có thể phối hợp Hoa hòe với các vị thuốc khác trong các bài thuốc cổ phương hoặc bài thuốc dân gian. Thông thường dùng từ 5 - 20g Hoa hòe/ ngày.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news