Hơn 110 thi thể đã được kéo lên từ biển ngoài khơi Libya ngày 3/6 sau khi một chiếc tàu buôn lậu chở chủ yếu người nhập cư châu Phi bị chìm tại Địa Trung Hải. Trong một diễn biến khác, một chiến dịch tìm kiếm và giải cứu khổng lồ khác tại ở ngoài khơi đã cứu được 340 người, vớt được 9 thi thể.
Hai vụ chìm tàu này là những thảm họa mới nhất đối với những người tị nạn và người di cư đang hy vọng tìm thấy một cuộc sống tốt hơn tại châu Âu. Kể từ 25/5, đã có hơn 1.000 người chết đuối khi nỗ lực di cư, trải qua hành trình dài đầy nguy hiểm trên biển, đi từ châu Phi đến bờ biển phía nam châu Âu.
Khi những lái buôn lợi dụng tình hình thời tiết được cải thiện, các quan chức nói rằng không thể biết được có bao nhiêu con tàu không đủ điều kiện nhưng vẫn ra khơi mỗi ngày để đi từ Libya tới châu Âu - và có bao nhiêu chiếc sẽ chẳng bao giờ tới được đích. Hàng loạt các chiến dịch hải quân tại phía nam Địa Trung Hải, hợp tác với Italy, để đối với những thảm họa di cư đang diễn ra trên biển.
Hàng nghìn người di cư mạo hiểm chọn lênh đênh trên biển với hy vọng tìm được cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. Ảnh: Reuters |
Tại Libya, có ít nhất 117 thi thể - 75 phụ nữ, 6 trẻ em và 36 người đàn ông - đã được kéo lên từ vùng biển gần thành phố Zwara, ông Mohammed al-Mosrati, phát ngôn viên tổ chức Trăng Lưỡi liềm đỏ Libya nói với AP. Hầu như tất cả những người này đề đến từ các nước châu Phi. Tổng số người chết có thể còn cao hơn. Không có chiếc áo phao nào được tìm thấy trong những bức ảnh chụp thi thể mà tổ chức Chữ thập đỏ thực hiện.
Nhưng, giống như hầu hết các vụ việc, giới chức không rõ những người đó chết khi nào hay như thế nào. Lực lượng cảnh sát biển Libya đã tìm thấy một con tàu rỗng trôi dạt hôm 2/6 và nó đã bị lật úp một ngày trước đó, đại tá Ayoub Gassim nói với AP.
Ông Al-Mosrati nói rằng các thi thể chưa "bị phân hủy và do đó họ đã chết đuối trong vòng 48 giờ qua". Ông nói rằng con tàu được tìm thấy có thể là chiếc đã chở các nạn nhân. Nhưng gió mạnh và dòng chảy có thể đã đẩy cá thi thể từ nơi này qua nơi khác khiến rất khó để xác định xem thảm kịch nay đã xảy ra ở đâu.
Thường thì các dấu hiệu đầu tiên của một thảm kịch đó là một cuộc gọi mayday (gọi cứu trợ) từ một hành khách tới cho các nhà chức trách châu Âu, hoặc là việc phát hiện ra các thi thể bị trôi dạt vào bờ.
Trả lời qua điện thoại, ông Gassim đến từ lực lượng Hải quân Libya đã đổ lỗi cho châu Âu là "không làm gì ngoài việc đếm số lượng các thi thể" để nỗ lực ngăn cuộc di cư bất hợp pháp khổng lồ từ Libya.
Một chiếc thuyền di cư khác đã chìm ở ngoài khơi Địa Trung Hải hôm 3/6. Giới chức Hy Lạp nói rằng chiến dịch cứu hộ của họ đã cứu được 340 người và vớt lên 9 thi thể.
Cảnh sát biển Hy Lạp cho biết con tàu dài khoảng 25m, giống như chiếc tàu đánh cá lớn, chở theo nhiều người (không xác định số lượng) đã bị chìm ở vùng biển quốc tế cách đảo Crete khoảng 75 hải lý về phía nam.Vẫn chưa rõ con tàu chìm ở đâu, chở những ai và đang đi tới đâu.
Hầu hết những người sống sót đã được chiếc tàu chở dầu Clipper Hebe gắn cờ Na Uy đưa tới cảng Sicilian ở Augusta, Italy. Những người khác được đưa tới Ai Cập và Malta. Lực lượng cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người có khả năng mất tích.
Bảo Linh (LATimes)