>> Xem thêm: 23 sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh, nếu nhìn thấy hãy cao chạy xa bay (P1)
12. Ruồi xê xê
Ruồi xê xê là loài ký sinh trùng có nguồn gốc từ châu Phi cận Sahara, có thể được tìm thấy ở những nơi như Congo, Angola và rất nguy hiểm. Chúng lây truyền bệnh buồn ngủ khiến con người thay đổi hành động, phối hợp kém, rối loạn chu kỳ ngủ tự nhiên. Bệnh này không có thuốc chủng ngừa hay thuốc chữa, vì vậy, người bệnh thường sẽ tử vong. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh xa các bụi rậm, mặc quần áo được xử lý bằng permethrin và mặc những màu mà ruồi xê xê không nhận biết được.
13. Ếch phi tiêu vàng
Có nguồn gốc từ bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương của Nam Mỹ, những con ếch rừng nhiệt đới này có đủ chất độc trong cơ thể để thủ tiêu 10 người. Để lấy mạng một người, chỉ cần khoảng 2mcg chất độc ếch, tức là gần bằng một đầu tăm. Bộ lạc Emberá bản địa thường cho chất độc này vào phi tiêu của họ và bất cứ ai chạm vào đều có thể tử vong. Nếu bạn đang đi bộ trong rừng, đừng cố chạm vào bất kỳ con ếch nào. Nọc độc ẩn dưới da có thể rất đau, thậm chí khiến bạn mất mạng.
14. Hà mã
Sinh vật này nổi tiếng là gây chết người nhiều nhất châu Phi. Chúng không cần bị khiêu khích cũng tấn công người. Hàng năm, hà mã gây lật thuyền và khiến khoảng 500 người thiệt mạng. Mỗi con hà mã có thể nặng gần 3 tấn, có thể nghiền nát mọi thứ.
15. Cá nóc
Philippines, Nhật Bản và Trung Quốc... là những khu vực bạn có thể tìm thấy cá nóc. Chúng là loài động vật có xương sống nguy hiểm thứ hai trên hành tinh. Chất độc thần kinh mà cá nóc tạo ra được gọi là tetrodotoxin, có thể gây tê liệt, mất phương hướng, nôn mửa, nhịp tim nhanh, khó thở. Nó còn độc hơn nhiều xyanua.
Chất này có trong da, mô cơ và nhiều cơ quan nội tạng của cá nóc. Tuy nhiên, con người vẫn tìm cách để ăn loài cá này vì nó rất ngon.
16. Bạch tuộc đốm xanh
Động vật biển này có thể cướp mạng 26 người chỉ với một vết cắn. Người cắn sẽ bị tê liệt và không thể tự thở trong vài phút. Nếu mức độ đau không quá tồi tệ, cơ thể người đó có thể phải trải qua hàng giờ bị vô hiệu hóa sau khi nhịp thở được kiểm soát.
17. Cá mập trắng lớn
Cá mập trắng lớn thường không cố ý đuổi theo con người. Thay vào đó, chúng sử dụng bộ hàm lớn của mình để "kiểm tra" xem thứ gì đó có thể ăn được hay không bằng cách cạp thử. Tuy nhiên, bài kiểm tra này lại có thể giết chết một người ngay lập tức.
18. Rồng Komodo
Mọi người thường không nghĩ rồng Komodo nguy hiểm bởi con người không tương tác nhiều với chúng trong môi trường sống tự nhiên. Sinh vật này là những thợ săn nguy hiểm. Chúng tìm kiếm con mồi, tấn công mà không cần cảnh báo, sau đó lui về bóng tối chờ nạn nhân chảy máu đến mất mạng.
19. Linh cẩu
Loài vật này được coi là nhút nhát, ăn xác nhưng thực tế chúng rất phức tạp. Hơn 95% số động vật bị linh cẩu đốm ăn thịt đều bị chúng giết chết. Linh cẩu hiếm khi tấn công con người nhưng trước đây, chúng từng làm vậy khi ra ngoài săn mồi vào ban đêm.
20. Sư tử châu Phi
Không phải ngẫu nhiên mà chúng được mệnh danh là chúa tể rừng xanh. Mặc dù sư tử châu Phi bình thường không săn người nhưng hành vi này đã được ghi nhận trong lịch sử. Sư tử châu Phi là một trong những loài săn mồi nguy hiểm nhất thế giới.
21. Chó dại
Hơn 30.000 người bị chết vì chó dại cắn hàng năm. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những quốc gia có chó đi lạc hoặc bị bỏ rơi. Chó vẫn là người bạn tốt nhất của con người, nhưng hãy cẩn trọng với chó đi lạc.
22. Gấu Bắc cực
Mặc dù có vẻ ngoài dễ thương nhưng những con gấu Bắc cực có thể trở nên hung dữ và nguy hiểm. Vì sống ở nơi xa xôi như Bắc cực nên chúng không bị loài động vật hoang dã nào đe dọa. Khi bị đói, gấu Bắc cực sẽ dùng mọi thứ để làm thức ăn. Dù gấu Bắc cực không sát hại người thường xuyên nhưng điều này vẫn có thể xảy ra do không có nhiều người ở khu vực này.
23. Rắn lục hoa cân
Loài rắn này được tìm thấy ở một số vùng Trung Đông và Trung Á. Chúng được coi là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới. Trong những tháng ẩm ướt, rắn lục hoa cân thường ẩn náu trong bụi rậm hoặc leo cây. Thời gian còn lại trong năm, chúng ẩn náu trong các ngóc ngách, đường hầm, khe đá. Vết cắn của loài này có thể gây tử vong và phải được điều trị bằng thuốc kháng nọc độc càng sớm càng tốt.