Giai đoạn sau của gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ chính là bệnh có quá nhiều chất béo lưu trữ trong gan. Gan là một bộ phận không thể thiếu của cơ thể, giúp điều chỉnh hầu hết các mức hóa chất trong máu và bài tiết một sản phẩm gọi là mật, giúp mang các chất thải ra khỏi gan. Nó cũng tạo ra protein cho cơ thể, dự trữ sắt và chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng.
Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan, nó có thể phá vỡ hoạt động bình thường của gan và gây ra biến chứng.
Chủ yếu, có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Cả 2 loại đều có thể khiến một người bị xơ gan hoặc chai gan (gan bị hóa sẹo). Đây là giai đoạn tổn thương gan tiến triển nhất và có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia, bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là dạng bệnh có thể phát triển thành xơ gan.
Phòng khám Mayo cho biết: "Biến chứng chính của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là xơ gan, giai đoạn cuối là chai gan. Xơ gan xảy ra do gan bị tổn thương, chẳng hạn như bị viêm do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Khi gan cố ngăn chặn quá trình viêm, nó sẽ tạo ra các vùng sẹo (xơ hóa). Với tình trạng viêm tiếp tục, quá trình xơ hóa lan rộng, chiếm ngày càng nhiều mô gan".
3 dấu hiệu báo động
Theo Mayo Clinic, lú lẫn, buồn ngủ và nói lắp (còn được gọi là bệnh não gan) là các triệu chứng của bệnh xơ gan. Ngoài ra, người ta cũng có thể tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng), sưng các tĩnh mạch trong thực quản, có thể bị vỡ và chảy máu, ung thư gan, suy gan giai đoạn cuối (nghĩa là gan đã ngừng hoạt động).
Ở giai đoạn sau của bệnh gan, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
- Bụng sưng (cổ trướng)
- Mở rộng các mạch máu ngay dưới bề mặt da
- Lá lách to
- Lòng bàn tay đỏ
- Vàng da và mắt
Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng dai dẳng khiến bạn lo lắng, hãy đi khám ngay để biết nguyên nhân và hướng điều trị.
Một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ:
- Béo phì
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Có tuyến giáp kém hoạt động
- Kháng insulin
- Huyết áp cao
- Tuổi (những người trên 50 tuổi)
- Hội chứng chuyển hóa
- Hút thuốc
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Theo Mayo Clinic, hãy chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh. Hơn nữa, hãy duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn thừa cân hay béo phì thì hãy giảm lượng calo ăn mỗi ngày và tập thể dục nhiều hơn.
(Theo India Times)