Vụ nổ Tunguska
Đây là một trong số những vụ va chạm được nhân loại nhắc đến nhiều nhất và thầm cảm ơn vì thiên thạch đã bay đúng đến địa điểm không có người.
Sự kiện diễn ra vào khoảng 7 giờ sáng ngày 30/6/1908 ở gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay.
Ngày 2/7/1908, tờ báo Sibir miêu tả về sự kiện này dẫn theo lời của những nhân chứng, miêu tả vật thển ày là một vật hình ống, rơi xuống đất tạo ra một tiếng nổ vang trời, rung chuyển cả một vùng. Bầu không khí trở nên nóng đến khó thở. Tất cả các ngôi nhà đều rung chuyển. Cùng lúc ấy đám mây bắt đầu phun lửa theo mọi hình dạng. Tất cả dân làng đều sợ hãi và lao ra đường phố, phụ nữ kêu khóc, cho rằng đó là thời điểm tận thế của thế giới.
Đến tận bây giờ vẫn có nhiều tranh cãi về vụ nổ này. Liệu nó là một tiểu hành tinh hay sao chổi có va chạm từ khoảng cách 5 - 10 km trên bề mặt Trái đất? Dù vậy, tất cả đều phải thầm cảm ơn may mắn đã mỉm cười bởi nếu nó rơi vào khu dân cư đông người như New York hay các thành phố lớn, thảm họa diệt chủng đã xảy ra.
Cần biết năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo, Vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích hơn 2 nghìn km2.
Vụ quan sát Bonilla
Tiếp tục là một sự kiện khác mà nhân loại phải cảm ơn thần may mắn đã khiến các sao chổi bay chệch hướng. Cách đây khoảng 100 năm, vào ngày 12/8/1883, nhà thiên văn ngươi Mexico, José Bonilla đã chứng kiến 300 vật thể tối đen không xác định bay vọt qua mặt trời.
Bức ảnh được cho là đầu tiên về UFO. Ảnh: Internet
Ông đã lập tức chụp ảnh lại, dùng kỹ thuật phơi sáng và nhận ra đây là những vật thể bay không xác định (UFO). Đây được cho là những bức ảnh đầu tiên về UFO và luôn là một bí ẩn lớn.
Sau đó, một bài phân tích được Đại học Quốc gia Mexico đưa ra vào năm 2011 cho rằng những vật thể UFO đó chính là mảnh vỡ của một sao chổi nặng hàng triệu tấn lướt qua Trái Đất.
May mắn là ngôi sao chổi chỉ vọt qua Trái Đất, nếu không thảm họa diệt vong đã xảy ra. Ảnh: Internet
Theo tính toán từ các nhà khoa học, khối lượng của nó có thể gấp tới tám lần khối lượng của sao chổi Halley, tương tự với một sao chổi từng đâm vào Trái đất và khiến loài khủng long bị tuyệt chủng. Rất may nó không va chạm với Hành tinh xanh mà chỉ bay vượt qua. Nếu không, nhân loại sẽ rơi vào cảnh diệt vong vì sao chổi này.
Khủng hoảng tên lửa hạt nhân Cuba
Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Phía Mỹ coi đây là một hành động đe dọa nghiêm trọng đến quốc gia và là động thái thách thức của Liên Xô. Chính quyền của Tổng thống John F. Kennedy đã tìm nhiều biện pháp đáp trả tương xứng với mối nguy hại mang tính quốc gia này.
Phía Liên Xô bí mật triển khai loạt tên lửa đến Cuba, sân sau của Mỹ. Ảnh: Internet
Phía Mỹ cũng đã sẵn sàng những biện pháp nhằm "nướng chín" Cuba. Ảnh: Internet
Rất may cuộc đối đầu hạt nhân duy nhất giữac hai siêu cường thế giới đã không nổ ra. Cuộc khủng hoảng lớn nhất Chiến tranh Lạnh kết thúc sau 13 ngày cân não với những biện pháp đàm phán và nhượng bộ.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu chiến tranh nổ ra, chỉ sau 5 phút nước Mỹ sẽ có 8 triệu người chết. Đó còn chưa kể một hệ lụy thảm khốc nếu chiến tranh giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới cứ kéo dài.
Cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo giúp thế giới tránh khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân. Ảnh: Internet
Sĩ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi Thế Chiến III
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên bang Xô-viết đều xây dựng một kho vũ khí hạt nhân đồ sộ. Tình hình giữa đôi bên căng thẳng đến mức từng mét khối nước biển hay từng khoảng trời đều bị theo dõi nghiêm ngặt, nhằm phát hiện ra những mối đe dọa.
Đêm ngày 26/9/1983, trong ca trực của mình, Đại tá Stanislav Petrov nhận được cảnh báo hiệu một tên lửa xuyên lục địa đã được phóng từ căn cứ của Mỹ, vài giây sau, hệ thống phát hiện được thêm 5 tên lửa nữa.
Ảnh minh họa
Ông cho rằng đây là cảnh báo giả. Petrov lý luận rằng, nếu như Mỹ tấn công, thì họ sẽ tấn công với hàng trăm tên lửa chứ gửi đi một tên lửa là điều quá sức vô lý.
Và đó là một quyết định chính xác! Ông Petrov đã không báo cáo lên cấp trên về sự việc này. Hãy thử tưởng tượng những động thái đáp trả mà Liên Xô áp dụng với 5 quả tên lửa kia. Rõ ràng Stanislav Petrov đã cứu thế giới khỏi thảm họa chiến tranh hạt nhân.
Đại tá Stanislav Petrov, người đã cứu thế giới khỏi Thế Chiến III. Ảnh: Internet
Ngày 21/5/2004, ông nhận giải thưởng Công dân Thế giới từ Tổ chức Công dân Thế giới đặt tại San Francisco, kèm một chiếc cúp và giải thưởng 1.000 USD. Tiếp sau đó, ông nhận được hàng loạt giải thưởng khác vì đã cứu thế giới khỏi Thế Chiến III.
Tuy nhiên với Đại tá, ngay cả trong giây phút cuối đời, ông vẫn coi mình chỉ làm công việc của mình thôi chứ không có gì quá to tát!