Tin mới

5 điều cấm kỵ cần phải nhớ khi ăn khoai lang

Thứ năm, 19/09/2019, 17:36 (GMT+7)

Khoai lang nếu không ăn đúng cách có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe.

Không nên ăn khoai sống

Khi ăn khoai sống, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Sau khi ăn, có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn... Tuy nhiên, nếu luộc chín thì enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy và không gây ra các tình trạng trên.

Không nên ăn quá nhiều khoai lang


Chỉ nên ăn giới hạng “dưới 3 lạng” khoai lang trong một ngày mà thôi. Nếu ăn quá nhiều, đường tiêu hóa sẽ sản sinh ra một lượng lớn CO2, bị đầy hơi và ợ hơi. Và không nên ăn nhiều khi đói bởi khi chỉ ăn mỗi khoai lang không, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

Không ăn cả vỏ

Khoai lang là một thực phẩm rất tốt cho những ai bị táo bón. Tuy vậy, ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa của con người. Do vậy, khi ăn khoai, bạn không nên ăn cả vỏ.

Không ăn vào buổi tối

Nếu ăn khoai lang buổi tối sẽ dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Không ăn củ có đốm đen

Những củ khoai lang bị hà, xuất hiện đốm đen có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Dù bạn có luộc khoai trong nước sôi hay nướng khoai trong chậu than hồng rực thì loại độc tố này cũng không thể bị tiêu diệt. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ đi những củ bị hà.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng là 2 thực phẩm kỵ nhau, nếu ăn nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Bởi vì, nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news