Tin mới

5 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong đêm giao thừa tránh mất lộc cả năm 

Thứ hai, 31/01/2022, 09:10 (GMT+7)

Những điều tuyệt đối kiêng kỵ trong đêm giao thừa, kiêng kỵ ngày Tết các gia chủ cần đặc biệt chú ý tránh mất lộc cả năm. 

Trong quan niệm dân gian, các cụ có câu 'đầu xuôi đuôi lọt' nên dù chỉ là những điều củng cố tâm linh cũng cần kiêng cữ cẩn thận để đón một năm mới tốt lành, may mắn.

Theo chia sẻ của Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (thuộc Viện nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người) với truyền thông, quan niệm dân gian của người xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới, một số cũng đã được lý giải và chứng minh nhưng một số điều vẫn còn khá mơ hồ. 

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng những tục lệ này đã săn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam và việc thực hiện hoặc kiêng cữ đầy đủ cũng được xem là một trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp nhiều người yên tâm đón chào một năm mới. 

1. Không cãi nhau 

Vào đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình không nên cãi cọ hay to tiếng với nhau. Bởi Tết Nguyên đán được xem là dịp các gia đình đoàn tụ, sum vầy và đừng biến không khí vào dịp đầu năm mới trở nên buồn hơn bởi những hiểu lầm và xích mích.

Không tranh cãi nhau vào đêm giao thừa tránh mất lộc cả năm. Ảnh: Internet
Không tranh cãi nhau vào đêm giao thừa tránh mất lộc cả năm. Ảnh: Internet

Tết cũng là thời điểm bạn không nên nói tục hay chửi bậy bởi đó là những lời không hay, không phù hợp với không khí đón Tết và mừng năm mới. 

Do đó, bạn hãy dùng những lời lịch sự cũng như cách nói chuyện vui vẻ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

2. Không nói lời xui xẻo

Vào dịp bước sang năm mới tránh nói những điều xui xẻo. Ảnh: Internet
Vào dịp bước sang năm mới tránh nói những điều xui xẻo. Ảnh: Internet

Vào khoảnh khắc đầu năm mới, người xưa vô cùng kỵ các từ ngữ thể hiện sự thiếu hụt như 'hết', 'thiếu'... Do đó, vào bữa cơm ngày cuối cùng của năm (tất niên), nếu người nhà gắp thức ăn cho bạn và bạn không muốn ăn thì bạn nên nói 'Con có rồi' hoặc 'con đủ rồi'...

3. Không ăn cháo trắng

Trong quan niệm dân gian, chỉ những gia đình nghèo khổ, không có tài sản mới phải ăn cháo. 

Chính vì thế, trong bữa cơm đầu tiên của năm mới, mọi người không nên nấu cháo mà thay vào đó là ăn những món ăn khác. 

Không ăn cháo trắng trong đêm giao thừa là kiêng kỵ của nhiều người. Ảnh: Internet
Không ăn cháo trắng trong đêm giao thừa là kiêng kỵ của nhiều người. Ảnh: Internet

Ngoài ra, sáng mùng 1 Tết được xem là ngày mà 'muôn thần tề tựu' nên việc ăn cơm nóng và những món ăn trang trọng và đầy đủ cũng thể hiện được sự tôn kính với tổ tiên cũng như các vị thần linh. 

4. Kiêng quét nhà

Trong quan niệm dân gian, quét nhà là quét đi tài lộc cả năm. Ảnh: Internet
Trong quan niệm dân gian, quét nhà là quét đi tài lộc cả năm. Ảnh: Internet

Khoảnh khắc Giao thừa chính là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới cũng là khoảnh khắc đầu tiên bắt đầu một năm mới. 

Trong quan niệm dân gian của người Việt, các gia đình đều kiêng quét nhà bởi theo quan niệm, nếu quét nhà là hất tài lộc ra khỏi nhà. 

5. Kiêng mặc quần áo đen hoặc trắng

Trong quan niệm của người Việt, màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người thường mặc quần áo sặc sỡ với mong muốn một năm mới tươi trẻ, may mắn và luôn vui vẻ.

    *** Bài viết mang tính chất tham khảo.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news