1. Cây sả chanh
Cây sả chanh là loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á, thường được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn gia đình của người Việt.
Sử dụng đèn xông tinh dầu sả, vừa giúp không khí trong nhà thêm trong lành, thư giãn tinh thần, vừa xua đuổi được muỗi.
Không chỉ được dùng trong nấu nướng, cây sả chanh còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, dùng để chữa bệnh, làm đẹp và đặc biệt là để đuổi muỗi, rắn.
Buổi tối, các chị có thể cầm bó sả quơ xung quanh, hương thơm của sả sẽ khuếch tán trong không khí, tăng tác dụng xua đuổi rắn.
Cây sả chanh có mùi thơm dịu, thoảng mùi chanh tươi mát rất dễ chịu với con người nhưng lại là một mùi rất "kỵ" với muỗi, rắn. Mùi hương của sả có tác dụng làm rối loạn khả năng định hướng của rắn và côn trùng, khiến chúng không tìm ra đích ngắm để tấn công.
Chính vì vậy, trồng sả chanh trong nhà có thể giúp rắn, muỗi, côn trùng... tránh xa khỏi khu vực sinh sống của gia đình bạn.
2. Hoa lan tỏi
Hoa lan tỏi còn được gọi là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, là dạng thân leo, hoa màu tím, hoa có mùi tỏi nồng khó chịu khiến lũ rắn chẳng dám "bén mảng" đến gần.
Những chiếc lá tươi có thể nấu thành trà uống, vừa thơm ngon vừa giúp trị cảm. Với phụ nữ, loại trà này có khả năng chữa vô sinh.
Loai hoa có thể trông thành hàng rào, cho leo giàn hoặc leo cổng, vừa tô điểm cho ngôi nhà thêm sinh động, đẹp mắt, lại xua đuổi rắn.
Trong thân của cây hoa tỏi có chứa hóa chất lapachone (phổ biến trong họ Bignoniaceae) hoạt động như một chất kháng sinh và chống ung thư.
Tại nhiều địa phương, người ta còn sử dụng nó để hóa giải vận xui, xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn cho mình như một nét văn hóa truyền thống.
Lá và hoa của nó chứa các chất steroid beta sitosterol, daucosterol, stigmasterol và fucosterol có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm.
3. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, lá có màu xanh đậm kèm đốm màu xám, mép lá có viền vàng. Trồng cây này không cần diện tích không gian rộng và cũng không cần nhiều công chăm sóc, vì nó chịu hạn rất tốt, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây vẫn phát triển.
Ngoài tác dụng hấp thụ độc tố, nhựa cây lưỡi hổ cũng khiến rắn phải tránh xa.
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất vì có thể hấp thụ được 107 độc tố, lại ý nghĩa phong thuỷ rất tốt, không tốn quá nhiều công chăm sóc.
Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.
4. Cây sắn dây
Sắn dây còn có tên khác là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, khau cát, là loại dây leo nhiệt đới. Không chỉ cho củ làm bột giúp thanh nhiệt, làm đẹp, nhựa tiết ra từ sắn dây còn làm cho rắn sợ khiếp vía.
Sắn dây có vị ngọt, không độc, tác dụng giảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa bệnh sốt khát nước, đau cơ, nhức đầu, lỵ ra máu. Hoa tươi sắc uống giã say rượu.
Sắn dây còn được sử dụng để giúp giảm sốt, cải thiện tuần hoàn máu, trống rối loạn nhịp tim và chống lão hóa
5. Cây nén
Nén thuộc họ hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần.
Ở lá và củ của cây nén còn có nhiều chất tiền vitamin A, B, C, cho nên khá tốt cho sức khoẻ của con người, nhất là rất phù hợp với việc chế biến các món ẩm thực cho người ốm, người già và trẻ con.
Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để đuổi rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Nếu muốn dùng nén 'đuổi' rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào hay trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn sẽ chuyển hướng bò sang nơi khác.