Cam kết "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" của Donald Trump được xây dựng trên một loạt lời hứa cao cả khiến những người ủng hộ ông phấn khích và giúp ông có được một chiến thắng ngoạn mục trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Dưới đây là một số đề xuất mà người ủng hộ ông Trump hy vọng ông sẽ thực hiện khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Đã đến lúc tân tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời hứa của mình với cử tri. Ảnh: Reuters |
Bức tường dọc biên giới Mexico
Không có gì phải thắc mắc, trung tâm chiến dịch tranh cử của Trump chính là cam kết xây một bức tường ở biên giới Mỹ - Mexico. Ông Trump xem di cư là điểm mấu chốt từ khi bất đầu cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hồi tháng 6/2015, tuyên bố rằng Mexico đã gửi những "kẻ hiếp dâm" và "tội phạm" qua biên giới.
Bức tường - ông Trump cam kết là sẽ "tươi đẹp", chính là trọng tâm Chính sách nhập cư của ông. Trump nhấn mạnh rằng Mexico sẽ phải trả tiền để xây tường mặc dù không đề cập tới vấn đề này khi gặp Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào tháng 8.
Nhiều cử tri đảng Dân chủ và ôn hòa hơn đã lên tiếng phản đối bức tường này nhưng những người ủng hộ Trump lại cực kỳ chuộng đề xuất này. 79% số người ủng hộ ông ấy nói họ ủng hộ việc xây tường dọc biên giới Mỹ - Mexico, theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Những tiếng reo hò bắt đầu vang lên tại Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa. Ngay sau đó "bắt giam bà ta" trở thành một nghi thức trong mỗi cuộc biểu tình ủng hộ ông Trump. Trong cuộc tranh luận tổng thống lần hai, ông Trump nói với bà Clinton rằng nếu thắng, ông ấy sẽ "chỉ thị cho tổng trưởng lý cử một công tố viên đặc biệt đi điều tra vụ của bà (email bị thiếu)".
Clinton đã đáp trả rằng "thật may khi người có tính khí như Donald Trump không chịu trách nhiệm luật pháp ở nước này".
Trump đáp: "Bởi nếu thế thì bà sẽ phải ở trong tù"
Nhiều nhà quan sát chính trị ở cả cánh tả và cánh hữu đều thấy băn khoăn vì bình luận của Trump nhưng những người ủng hộ ông ấy thì ngốn bằng sạch.
Cuối tuần qua, Giám đốc FBI James Comey nói rằng bà Clinton sẽ không phải đối mặt với cáo buộc hình sự sau khi cơ quan này điều tra lại các email liên quan đến thời bà còn làm ngoại trưởng, tái khẳng định lại những phát hiện của họ trong mùa hè. Nhưng lời thề của ông Trump - xem xét lại vấn đề của bà Clinton - trở thành chủ đề chính trong cuộc tranh luận cuối cùng của ông ấy và dĩ nhiên nó không bị người ủng hộ lãng quên.
[mecloud]wXrI1pKouD[/mecloud]
Cấm người Hồi giáo
Gần 1 năm trước, sau vụ thảm sát ở San Bernardino, California, ông Trump đã đưa ra lời đề nghị táo bạo: "cấm toàn bộ người Hồi giáo tới nước Mỹ cho tới khi các đại diện của nước ta tìm ra chuyện gì đang diễn ra".
Đề xuất này đã biến hình trong suốt 11 tháng kể từ đó và thật khó để xác định quan điểm chính xác của ông Trump về vấn đề này là gì. Cuối cùng, ông ấy nói rằng lệnh cấp áp dụng với những người nhập cư đến từ "bất cứ nước nào đang bị chủ nghĩa khủng bố xâm nhập" mặc dù cam kết ban đầu vẫn còn được đăng trên website chiến dịch tranh cử của ông.
Mới tháng trước, phó tướng của Trump, Mike Pence, người gọi đề xuất ban đầu là "ghê tởm, vi hiến", nói rằng Trump không còn ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn người Hồi giáo vào Mỹ. Nhưng các đảng viên đảng Cộng hòa dường như tin rằng ông Trump thực sự muốn làm vậy khi đưa ra tuyên bố ban đầu. Dữ liệu điều tra hồi đầu năm nay cho thấy đa số cử tri đảng Cộng hòa ủng hộ lệnh cấm tạm thời không cho người Hồi giáo vào Mỹ.
Bãi bỏ Obamacare
Đảng Cộng hòa đã cố gắng để bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe do Tổng thống Obama ký kết vào năm 2010. Cuối cùng thì họ cũng có người trong Nhà Trắng để chấm dứt nó.
Trump gọi đạo luật Affordable Care, còn được biết là Obamacare, là "thảm họa" và thề sẽ thay thế nó bằng "kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất".
Đạo luật này đã có đi xuống thoái trào, gần nhất là việc thông báo chi phí bảo hiểm sẽ tăng vọt trong năm 2017.
Viễn cảnh Obamacare bị bãi bỏ sẽ kích thích cả những đảng viên đảng Cộng hòa vốn thờ ơ với Trump. Tuần trước, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cho biết bất chấp những nghi ngại với Trump, ông vẫn bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng hòa một phần bởi vì cơ hội thoát khỏi luật chăm sóc sức khỏe. Ông Trump hiện đang được trang đang trang bị một Thượng viện và Hạ viện của đảng Cộng hòa, rất hăm hở trong việc bãi bỏ luật này. Nếu nó xảy ra thì có tới 20 triệu người sẽ bị đá bật khỏi bảo hiểm y tế.
Tháo gỡ NAFTA và TPP
Chiến thắng bất ngờ của Trump hôm 8/11 được thúc đẩy bởi chiến thắng ở Vành đai Rỉ sắt (Rust Belt) tại các bang như Wisconsin và Pennsylvania. Đây là lần đầu tiên các bang này nghiêng về đảng Cộng hòa kể từ năm 1980. Ông Trump đã truyền cảm hứng cho các cử tri với một thông điệp dân túy về thương mại tự do, hứa hẹn sẽ mang lại cho cộng đồng của họ kỷ nguyên vàng bằng cách tháo dỡ các thỏa thuận "khủng khiếp đối với người lao động", theo lời ông.
Hai thỏa thuận được đặt dấu hỏi là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã mang lại cho Trump cơ hội với các cử tri ở Rust Belt và để lộ điểm yếu chính trị của Clinton. Bà ấy công khai chống lại TPP nhưng trước đó từng mô tả nó như một "tiêu chuẩn vàng". Sự thay đổi này khiến Trump lấy được lòng tin của cử tri. Quan điểm của Clinton về NAFTA (do chồng bà Clinton, cựu tổng thống Bill Clinton ký kết) cũng rất khó để xác định.
Ngược lại, Trump đã kiên quyết hản đối cả 2 thỏa thuận này. Ông tuyên bố sẽ đàm phán laij các điều khoản của NAFTA với Mexico và Canada, để ngỏ khả năng rút khỏi hoàn toàn. Với TPP, ông nói sẽ không ủng hộ nếu lên làm tổng thống.
Bảo Linh (CNN)