Tin mới

Chuyên gia tâm lý tiết lộ 7 mẹo phát hiện đối phương đang nói dối

Thứ sáu, 27/11/2020, 15:09 (GMT+7)

Chúng ta luôn băn khoăn tự hỏi liệu đối phương có đang nói dối mình hay không. Bằng những biểu hiện của nét mặt hay cảm xúc, bạn có thể đoán định được điều này.

Nhận biết cảm xúc chân thật: Cảm xúc chân thành không phải lúc nào cũng dễ lặp lại, vì vậy hãy thử xem mức độ chân thực của nó. Cảm xúc chân thật toát ra khi các bộ phận trên cơ mặt có sự thay đổi. Ví dụ, nếu một người mỉm cười thì không chỉ môi họ cử động mà các nếp nhăn cũng sẽ lộ rõ hơn ở gần mắt và lông mày sẽ tự động cụp xuống. Hình ảnh trên là biểu cảm rõ nét nhất cho sự lừa dối và chân thật.

Trả lời lặp từ với câu hỏi: Cách lựa chọn từ ngữ cũng tiết lộ rất nhiều về việc đối phương có đang nói dối hay không. Nếu một người dùng đúng những từ ngữ đã xuất hiện trong câu hỏi để làm câu trả lời, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái và cố gắng vin vào những gì bạn đã hỏi. Đây là dấu hiệu cho thấy họ đang lo sợ nói nhiều quá thành bị hớ. Đây là một trong những dấu hiệu đủ để nhận biết đối phương có nói dối hay không.

Nói lặp từ: Tương tự như trường hợp trên, một người liên tục sử dụng các từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của việc nói dối.

Che mồm khi nói dối: Đây là dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể rất cơ bản để phát hiện một người đang nói dối. Họ thường có xu hướng che mồm hoặc che mặt. Đây là biểu hiện thường thấy vì nó là phản ứng bình thường về mặt tâm lý.

Thường xuyên ấp úng: Quá rõ ràng rồi còn gì nữa! Đối phương nói ấp a ấp úng chứng tỏ họ đang vừa phải suy nghĩ và vừa phải nói ra nên não bộ chưa kịp "sản xuất" đủ từ ngữ để bao biện. Những cụm từ dùng để "hoãn binh" thường thấy nhất là "à thì", "thế là"...

Độ dài của việc biểu lộ cảm xúc: Thông thường, những cảm xúc thật sẽ chẳng kéo dài quá 5 giây. Nếu một người đang biểu lộ cảm xúc hơn 5 giây, đó có thể là sự giả tạo. Hãy thử tưởng tượng xem liệu bạn có giữ nguyên một biểu cảm khuôn mặt trong suốt tầm chục giây hay không?

Để ý kẽ hở trong cảm xúc: Các nhà khoa học đã tìm ra rằng khi nói chuyện, cảm xúc luôn là thứ được bộc lộ ra trước, sau đó mới đến từ ngữ. Nếu một người nói "tao giận điên người" và bạn chỉ có thể nhìn thấy sự giận dữ đó toát ra sau câu nói, đó có thể là sự giả tạo.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news