Tin mới

8 dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ, người tính khí thất thường hãy cẩn thận

Thứ tư, 21/09/2022, 11:53 (GMT+7)

Sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với khoảng 55 triệu người hiện đang sống chung với tình trạng này.

Con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050. Nhưng làm thế nào bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng này và cách điều trị?

Mất trí (sa sút trí tuệ) là một tình trạng đề cập đến một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động của não và có nhiều loại và nguyên nhân khác nhau. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất, ảnh hưởng từ 50 đến 75% những người được chẩn đoán.

Bệnh có xu hướng xảy ra ở người cao tuổi nhưng có hơn 3,9 triệu người dưới 65 tuổi bị sa sút trí tuệ trên thế giới.

Theo WHO, phụ nữ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn đáng kể so với nam giới. Trên thực tế, phụ nữ trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi so với khả năng bị ung thư vú. 

Theo Alzheimer UK, không có cách điều trị bất kỳ loại sa sút trí tuệ nào, nhưng trì hoãn khởi phát 5 năm sẽ làm giảm một nửa số ca tử vong do chứng bệnh này.

Gần đây, các chuyên gia đã tiết lộ màu sắc chế độ ăn có thể giúp bạn chống lại bệnh Alzheimer. 

Một nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục, hoàn thành công việc nhà, thăm gia đình và bạn bè là những cách tốt để giảm sa sút trí tuệ.

Hay một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng chỉ nha khoa thường xuyên cùng với đánh răng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.

Quan trọng nhất là nhận biết dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ để có cách kiềm chế bệnh. Dưới đây là 8 dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ.

1. Trí nhớ ngắn hạn

Một dấu hiệu ban đầu điển hình của chứng sa sút trí tuệ là mất trí nhớ ngắn hạn. Dấu hiệu phổ biến nhất là thất lạc những vật dụng cần thiết như chìa khóa hoặc quên những gì bạn đã ăn sáng hôm đó.

Những lần mất trí nhớ ngắn hạn này thường là chỉ báo sớm, đặc biệt nếu vấn đề lặp đi lặp lại.

2. Tính khí thất thường

Sự thay đổi đáng kể trong tâm trạng hoặc tính cách là một dấu hiệu ban đầu khác của chứng sa sút trí tuệ. Đây là thay đổi mà người mắc phải không thể tự phát hiện, nhưng người trong nhà có thể nhận ra.

Khi sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và nhận thức bản thân, cá nhân đó sẽ ít xem xét đến hành động hoặc cách nhìn nhận của bản thân.

3. Mất hứng thú

Một dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng sa sút trí tuệ là mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày và những sở thích mà trước đây họ yêu thích. Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ và vì vậy người đó không còn ý định làm những gì mình thích nữa.

4. Thiếu tập trung

Cảm thấy mất phương hướng là một dấu hiệu ban đầu khác của chứng sa sút trí tuệ. 

Thiếu tập trung và cảm thấy lạc lõng đôi khi có thể là dấu hiệu của sự lão hóa nhưng điều quan trọng là điều này ảnh hưởng thế nào đến hoạt động hàng ngày. Nếu tình trạng mất phương hướng xảy ra thường xuyên và bắt đầu khiến bạn gặp rắc rối thì đã đến lúc gặp bác sĩ.

5. Vội vàng ra quyết định

Bất kỳ hành động bất thường, hấp tấp nào khác thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ. Chính vì khả năng phán đoán kém nên người bệnh mới đưa ra những quyết định vội vàng, hấp tấp.

8 dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ, người tính khí thất thường hãy cẩn thận
8 dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ, người tính khí thất thường hãy cẩn thận

6. Mất phương hướng

Nếu một người thân yêu đột nhiên gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các tuyến đường quen thuộc, đây có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại. Quên các chỉ dẫn hoặc tuyến đường đơn giản đến những địa điểm quen thuộc là một triệu chứng phổ biến của bệnh sa sút trí tuệ và cần được theo dõi, vì nó thường khiến người bệnh bị lạc hoặc đến những nơi nguy hiểm.

7. Lẫn lộn

Một dấu hiệu khác của chứng sa sút trí tuệ là khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc. Một người nào đó bị sa sút trí tuệ có thể nhầm lẫn từ ngữ và gặp khó khăn khi bày tỏ quan điểm. Điều này là do chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến giao tiếp và ngôn ngữ.

Các kỹ năng như hình thành từ và trí nhớ bị ảnh hưởng từ từ theo thời gian. Nếu triệu chứng này trầm trọng hơn thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ.

8. Nhiệm vụ quen thuộc trở thành thử thách

Những công việc đơn giản và quen thuộc như pha một tách trà hoặc khóa cửa có thể trở thành thách thức đối với những người bị sa sút trí tuệ khi chức năng não và hoạt động nhận thức bắt đầu kém đi. Điều này có thể xảy ra đột ngột hoặc theo thời gian. Nguy cơ sa sút trí tuệ có thể  tích lũy trong suốt cuộc đời  và một phần do di truyền không thể thay đổi.

(Theo The Sun)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news