Những giai thoại về thiên tài Einstein đã xuất hiện rất nhiều trên báo chí nhưng chắc chắn 9 câu chuyện dưới đây sẽ có thứ làm bạn phải bất ngờ.
1. Einstein không trượt toán khi còn nhỏ
Albert Einstein năm 14 tuổi. Ảnh: Getty
Những đứa trẻ học kém từ lâu cảm thấy được an ủi khi cho rằng Einstein bỏ học toán khi còn nhỏ nhưng các hồ sơ cho thấy ông thực sự là một học sinh xuất sắc. Trong thời gian học ở Munich, ông có điểm số rất cao và chỉ thấy thất vọng bởi "kỷ luật máy móc" do giáo viên đặt ra. Người đoạt giải Nobel tương lai đã bỏ học năm 15 tuổi và rời Đức để tránh nghĩa vụ quân sự nhưng trước đó ông luôn đứng đầu lớp, thậm chí còn được coi là thần đồng vì nắm bắt được những khái niệm hoa học và toán phức tạp. Khi thấy một bài báo đưa tin ông trượt thi môn toán ở trường tiểu học, Einstein chỉ đáp: "Trước năm 15 tuổi tôi đã thành tạo phép tính tích phân và vi phân".
2. Bí ẩn về con gái đầu lòng của Einstein
Năm 1896, Einstein từ bỏ quốc tịch Đức và theo học tại trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich. Tại đó, ông đã yêu người bạn học Mileva Maric, một nhà vật lý gốc Serbia. Cặp đôi kết hôn và có 2 con trai sau tốt nghiệp. Nhưng trước lễ kết hôn một năm, bà Maric đã sinh được cô con gái ngoài giá thú tên Lieserl. Einstein chưa bao giờ nói về đứa trẻ này với gia đình và các nhà viết tiểu sự thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của cô gái cho đến khi kiểm tra giấy tờ riêng của ông vào cuối những năm 1980. Cho đến nay, số phận của cô vẫn là một bí ẩn. Một số học giả cho rằng Lieserl đã chết vì bệnh ban đỏ năm 1903 trong khi những người khác thì tin cô sống sót sau căn bệnh và được nhận nuôi tại Serbia.
3. Mất 9 năm để thiên tài Einstein có được công việc trong học viện
Einstein năm 1905. Ảnh: Getty
Einstein đã tỏa sáng trong suốt những năm học tại Zurich Polytechnic nhưng tính cách nổi loạn và chuyện hay bùng tiết đã khiến các giáo sư không tiến cử khi ông tốt nghiệp năm 1900. Nhà vật lý trẻ sau đó dành 2 năm tìm kiếm chỗ đứng trước khi được làm việc tạm thời tại phòng sáng chế Thụy sĩ tại Bern. Mặc dù nguy hiểm nhưng công việc này hóa ra lại phù hợp với Einstein. Ông có thể hoàn thành công việc trong vài giờ và dành thời gian còn lại để viết và tiến hành nghiên cứu. Vào năm 1905, được gọi là "năm kỳ diệu" của Einstein, người thư ký này đã xuất bản 4 bài báo mang tính cách mạng, giới thiệu phương trình nổi tiếng E=mc2 và thuyết tương đối đặc biệt. Trong khi những phát hiện đó đánh dấu sự dấn thân vào thế giới vật lý của Einstein, ông vẫn không có được chức giáo sư mãi đến năm 1909, tức là gần một thập kỷ sau khi ông ra trường.
4. Tặng vợ giải Nobel trong thỏa thuận ly hôn
Einstein cùng vợ cả Mileva Maric vào năm 1905. Ảnh: Getty
Sau khi cuộc hôn nhân với Mileva Maric gặp trục trặc vào đầu những năm 1910, Einstein đã bỏ nhà dời đến Berlin và bắt đầu mối quan hệ mới với người em họ Elsa. Ông và bà Maric cuối cùng ly dị vào năm 1919. Là một phần trong thỏa thuận ly thân, Einstein hứa hàng năm sẽ trợ cấp cho vợ cũ cộng thêm khoản tiền nếu ông nhận được giải Nobel, điều mà ông tin chắc cuối cùng mình sẽ giành được. Maric đã đồng ý và Einstein sau đó trao tài sản nhỏ ông nhận được từ giải thưởng cho công trình hiệu ứng quang điện năm 1922 cho vợ cũ. Lúc này, Einstein đã tái hôn với Elsa. Bà là vợ ông cho đến khi qua đời năm 1936.
5. Nhật thực đã giúp Einstein nổi tiếng thế giới
Năm 1915, Einstein công bố thuyết tương đối tổng quát của mình, trong đó tuyên bố các trường hấp dẫn gây biến dạng trong kết cấu không gian và thời gian. Bởi thuyết này đã viết lại một cách táo bạo các định luật vật lý nên nó còn gây tranh cãi mãi cho đến tháng 5/1919. Khi đó, nhật thực toàn phần đã cung cấp điều kiện thích hợp để kiểm tra thuyết tương đối nói trên. Nhà thiên văn người Anh Arthur Eddington đã tới bờ biển Tây Phi, chụp ảnh nhật thực và xác minh những gì Einstein nói. Tin tức đã khiến Einstein nổi tiếng sau một đêm. Báo chí ca ngợi ông là người thừa kế của Isaac Newton và ông tiếp tục đi khắp thế giới giảng về các thuyết của mình.
6. FBI đã theo dõi Einstein trong nhiều thập kỷ
Albert Einstein. Ảnh: Getty
Không lâu trước khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, Einstein đã rời Berlin đến Mỹ và làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey. Việc ông ủng hộ chủ nghĩa hòa bình, quyền công dân và phe cánh tả thu hút sự nghi ngờ của FBI. Khi ông đến bờ biển Mỹ, FBI đã phát động chiến dịch theo dõi kéo dài 22 năm. Các đặc vụ đã nghe lén điện thoại, đọc trộm thư của nhà bác học với hy vọng tìm thấy âm mưu lật đổ hoặc gián điệp Liên Xô. Đến khi ông qua đời, tài liệu của FBI về ông đã dài 1.800 trang.
7. Einstein thúc giục chế tạo bom nguyên tử nhưng lại đề xuất giải trừ hạt nhân
Vào cuối những năm 1930, Einstein biết rằng nghiên cứu mới đặt các nhà khoa học Đức vào con đường tạo ra bom nguyên tử. Viễn cảnh về một vũ khí ngày tận thế trong tay Đức Quốc xã đã thuyết phục ông gạt bỏ các nguyên tắc hòa bình của mình. Ông đã hợp tác với nhà vật lý người Hungary Leo Szilard, người giúp ông viết thư kêu gọi Tổng thống Franklin D. Roosevelt tiến hành nghiên cứu nguyên tử. Mặc dù Einstein không bao giờ tham gia trực tiếp vào Dự án Manhattan nhưng sau đó ông đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về vai trò nhỏ của mình trong việc dẫn đến 2 vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki. Ông tiếp tục trở thành người ủng hộ việc giải trừ hạt nhân, kiểm soát thử nghiệm vũ khí.
8. Einstein được yêu cầu làm tổng thống Israel
Dù không theo tôn giáo truyền thống, Einstein cảm thấy mình có mối liên hệ sâu sắc với di sản Do Thái của mình và thường lên tiếng chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Khi người đứng đầu nhà nước Chaim Weizmann qua đời năm 1952, chính phủ Israel đã đề nghị bổ nhiệm ông làm tổng thống thứ hai của quốc gia. Không cần mất nhiều thời gian, nhà khoa học 73 tuổi đã từ chối. "Cả đời tôi đã xử lý các vấn đề khách quan, vì vậy, tôi thiếu cả năng khiếu tự nhiên lẫn kinh nghiệm để đối nhân xử thế cũng như thực hiện chức năng chính quyền", ông viết trong thư gửi đại sứ Israel.
Nhà nghiên cứu Thomas Harvey đã lấy bộ não của Einstein để nghiên cứu. Ảnh: Getty
Einstein qua đời vào tháng 4/1955 do phình động mạch chủ ở bụng. Ông yêu cầu thi thể mình được hỏa táng, nhưng trong một sự cố kỳ lạ, nhà nghiên cứu bệnh học Princeton, Thomas Harvey đã lấy đi bộ não nổi tiếng của ông khi khám nghiệm tử thi và giữ lại với hy vọng giải mã những bí mật của thiên tài. Sau khi được con trai Einstein miễn cưỡng chấp thuận, Harvey đã cắt bộ não thành nhiều mảnh và gửi cho các nhà khoa học khác cùng nghiên cứu. Một số ít các nghiên cứu được thực hiện từ những năm 1980 nhưng phần lớn đều bị bác bỏ hoặc không đáng tin. Nghiên cứu nổi tiếng nhất là của một nhóm đến từ ĐH Canada vào năm 1999. Nhóm này tuyên bố não của Einstein có những nếp gấp bất thường trên thùy đỉnh. Đây là phần não liên quan đến khả năng học toán và không gian.