Tục lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm là truyền thống tốt đẹp có từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Một vài lưu y dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ cúng Ông Công ông Táo, chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đúng và dễ dàng hơn.
Đồ cúng
Lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ảnh: Internet |
Lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Theo truyền thuyết đây là ngày mà các Táo lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình trong năm vừa qua của con người dưới hạ giới.
Thông tin trên Vietnmanet cho biết mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm những vật dụng sau: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ dùng gà luộc ngậm hoa hồng thay bừng đĩa thịt vai luộc hoặc canh măng, canh mọc... để phù hợp với thời tiết cũng như khả năng chuẩn bị. Ngoài ra đối với những gia đình có trẻ con, các gia đình còn cúng thêm gà cồ tập gáy để xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên có nhiều nghị lực và hiên ngang.
Thời gian
Báo Kienthuc.net cho biết theo quan niệm trong dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.
Các gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sau 23 tháng Chạp.
Theo đó, cần phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa hoặc chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa ông Táo về Trời e rằng ông Táo sẽ không nhận lễ vật thành tâm của gia chủ.
Chia sẻ trên Kienthuc.net, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng dân tộc Việt Nam) cho rằng giừ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về Thiên đình là vào giờ Ngọ, tức là từ 11h đến 13h.
Cách thức cúng
Theo truyền thống, các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước và đặt cạnh mâm cỗ. Ảnh: Internet |
Cũng theo truyền thống, các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước và đặt cạnh mâm cỗ. Đồng thời trước khi cúng phải cúng theo bài khấn được trích trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Lưu ý khi thả cá
Trước khi phóng sinh cá bạn nên lưu ý kỹ môi trường định phóng sinh. Ảnh: Internet |
Kienthuc.net cũng cho biết trước khi phóng sinh, bạn nên lưu ý kỹ môi trường nơi định sẽ phóng sinh để xem nơi đó có thích hợp để cá sinh tồn hay không. Chất lượng nước ở đó thế nào, có bị ô nhiễm hay không.
Tránh thả cá ở những nơi nước bẩn đề phòng cá bị chết. Tâm thái khi đi thả cá rất quan trọng, trong đó cần phải vui vẻ và thoái mái khi đi phóng sinh cá. Trong lúc thả cũng không cần phải cầu khẩn. Nên thả từ từ và nhẹ nhàng xuống hồ để cá có cơ hội sống.
Thường nhiều gia đình cũng thả cả tro xuống để cúng Táo nhưng để bảo vệ môi trường hành động này không nên thực hiện.
Khi thả cá cũng nên lưu lại để xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá bị mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.
Minh Di (tổng hợp)