1. Ăn nhiều thực phẩm tinh chế
Ăn nhiều thực phẩm tinh chế không chỉ khiến lượng đường trong máu tăng cao mà còn khiến lượng chất xơ, axit béo không bão hòa và các thành phần khác hấp thụ không đủ. Điều này thúc đẩy gia tăng lipid máu. Ngoài ra, chế độ ăn quá tinh như cháo trắng, mì trắng cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
2. Đồ muối chua
Nhiều người nghĩ rằng ăn chay tốt cho sức khỏe nên đã giảm ăn thịt, tăng cường ăn rau. Tuy nhiên, nhiều loại rau thực sự không thân thiện với cơ thể, chẳng hạn như rau muối chua. Loại thực phẩm này chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Thường xuyên ăn đậu phộng, hạt dẻ, quả óc chó và các loại hạt có hàm lượng chất béo cao, hoặc ăn đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy sẽ dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều chất béo. Ngoài ra, các món chiên dùng quá nhiều dầu còn làm mỡ máu tăng vọt.
Điều gì xảy ra với người bị mỡ máu cao nếu mỡ máu tăng vọt?
Thường xuyên tê lạnh tứ chi
Thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ
Mắt thâm quầng, thị lực kém
Thường xuyên bị chóng mặt, nhức đầu
Để kiểm soát mỡ máu, cần chú ý 3 điểm trong chế độ ăn hàng ngày
1. Uống thêm nước giảm béo
Người bị tăng mỡ máu nên uống nhiều nước bởi nước có thể làm loãng máu và tăng tốc chu kỳ trao đổi chất của cơ thể.
2. Kiểm soát lượng chất béo và cholesterol
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, mỡ động vật...
3. Chế độ ăn uống cân bằng
Bạn nên tiêu thụ nước, ngũ cốc, rau và trái cây, thịt, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, cá và tôm... để cơ thể khỏe mạnh.
Và kiên định làm tốt 2 việc
1. Kiểm tra định kỳ
Bệnh nhân bị tăng lipid máu cần phải kiểm tra thường xuyên, vì lipid máu là một quá trình năng động. Khám sức khỏe thường xuyên rất hữu ích để biết nồng độ mỡ máu gần đây và giảm tổn thương mạch máu do tăng mỡ máu lâu dài.
2. Tiếp tục tập thể dục
Đối với bệnh nhân mỡ máu, bên cạnh chế độ ăn uống, điều quan trọng nhất là vận động. Nên tập thể dục ít nhất 100 phút mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là, tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần trong hơn nửa giờ.