Tin mới

Bảng cửu chương cổ sớm nhất trên thế giới được tìm thấy trong lăng mộ 2.300 năm tuổi

Thứ ba, 26/12/2023, 18:01 (GMT+7)

Các nhà khảo cổ đã khai quật được những thẻ tre có khắc các bảng toán học, có niên đại từ thời Chiến Quốc (475 – 221 trước công nguyên) trong một lăng mộ cổ ở Trung Quốc.

Theo iflscience, mới đây, các nhà khảo cổ khai quật tại khu khảo cổ Qinjiazui ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đã khai quật được những phiến tre có khắc các bảng toán học, có niên đại từ thời Chiến Quốc (475 BCE – 221 BCE). (BCE - Trước Công nguyên - PV).

Phát hiện quan trọng này do Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc  (NCHA) công bố, đã đẩy lùi dòng thời gian lịch sử của bảng cửu chương gần một thế kỷ.

Các phiến tre được tìm thấy trong lăng mộ.Ảnh: Nguồn: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA)
Các phiến tre được tìm thấy trong lăng mộ.Ảnh: Nguồn: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA)

Ngôi mộ được xác định là M1093. Đây là ngôi mộ đặc biệt quan trọng bởi bên trong chứa số lượng thẻ tre nhiều nhất từ ​​nước Chu trong thời Chiến Quốc. Theo Yang Kaiyong - một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Kinh Châu, việc tìm thấy ngôi mộ là phát hiện rất quan trọng vì chúng lưu giữ số lượng thẻ tre có các bảng toán học lớn nhất trong số các ngôi mộ được biết đến ở tỉnh Hồ Bắc và Trung Quốc nói chung.

Những chiếc thẻ tre này, dài bằng một chiếc đũa, được dùng làm phương tiện chính để viết tài liệu trước khi giấy được sử dụng rộng rãi. Những phiến tre được đan lại với nhau bằng sợi gai dầu, lụa hoặc da, tạo thành những cuốn sách gấp được gọi là “jiance” hoặc “jiandu”.

Bộ sưu tập khổng lồ các phiếu tre bao gồm nhiều chủ đề đa dạng, từ toán học, y học, chăn nuôi cho thấy văn học,... Dự kiến, có khoảng 1.200 đến 1.500 phiếu tre có thể ghép lại thành tổng cộng khoảng 30.000 từ.

Yang Kaiyong cho biết, một khám phá nổi bật là bản ghi chép về bảng cửu chương Jiujiushu, đẩy lùi lịch sử nhận dạng của nó gần một thế kỷ. Bảng cửu chương được tìm thấy cung cấp bằng chứng về việc người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng công cụ toán học này hơn 2.300 năm trước.

Chữ tượng hình khắc trên phiến tre bao gồm những ví dụ như “Năm nhân bảy là ba mươi cộng năm; bốn lần bảy là hai mươi cộng tám; ba lần bảy là hai mươi cộng một". Hiện vật toán học cổ xưa này được khai quật bằng công nghệ hồng ngoại.

Nguồn: Tạp chí trực tuyến Tin tức Khảo cổ học
Nguồn: Tạp chí trực tuyến Tin tức Khảo cổ học

Các nhà nghiên cứu tin rằng những hiện vật cổ xưa này, đặc biệt là bảng cửu chương, đã được hoàng tộc thời Chiến Quốc sử dụng để tính toán và dùng cho các mục đích khác. 

Ngoài địa điểm Qinjiazui, các địa điểm khảo cổ khác ở Trung Quốc đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Di chỉ Xiazhan ở thành phố Baoji, tỉnh Thiểm Tây, đã phát hiện hơn 1.400 hố hiến tế với các hiện vật có niên đại từ thời Chiến Quốc đến thời Tây Hán.

Những khám phá tiếp theo bao gồm Nghĩa trang Làng Bắc Thành ở Khu vực mới Xixian của tỉnh Thiểm Tây, nghĩa trang độc lập lớn nhất được phát hiện cho đến nay, trải dài từ thời Thập lục quốc đến thời Tùy và Đường. Nghĩa trang mô tả một cách sống động sự hòa nhập của các nhóm dân tộc thiểu số với văn hóa Hán trong thời kỳ kéo dài này.

Thành phố Sâm Châu thuộc tỉnh Hồ Nam cũng đóng vai trò khám phá trung tâm hành chính cổ xưa của Trung Quốc, với gần 10.000 phiến tre được phát hiện từ nước Ngô thời Tam Quốc. Những phiến tre này bao gồm các chủ đề như phân chia hành chính, thuế, đăng ký hộ khẩu, trồng trọt và khai thác mỏ.

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news