Tin mới

Báo động tình trạng các bé gái liên tiếp “mất tích” trên địa bàn miền Trung

Thứ sáu, 26/12/2014, 08:44 (GMT+7)

Trong một thời gian ngắn, hàng loạt các gia đình ở miền Trung tới công an trình báo việc con em mình mất tích. Điểm chung là các bé gái đều trong độ tuổi vị thành niên, từ 13 đến 16 tuổi, và đang đi học. Các bậc phụ huynh thì đổ lỗi cho An ninh lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tội phạm lộng hành. Thế nhưng, khi chính quyền vào cuộc mới vỡ lẽ, con cái họ chủ yếu là... tự ý bỏ nhà ra đi mà cha mẹ không hay biết!

 

 

Trong một thời gian ngắn, hàng loạt các gia đình ở miền Trung tới công an trình báo việc con em mình mất tích. Điểm chung là các bé gái đều trong độ tuổi vị thành niên, từ 13 đến 16 tuổi, và đang đi học. Các bậc phụ huynh thì đổ lỗi cho An ninh lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tội phạm lộng hànah. Thế nhưng, khi chính quyền vào cuộc mới vỡ lẽ, con cái họ chủ yếu là... tự ý bỏ nhà ra đi mà cha mẹ không hay biết!

Các bé gái “mất tích” bí ẩn?

Theo đơn trình báo của gia đình ông Lê T., (ngụ xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) thì tối 6/12, cháu Lê Thị A. (14 tuổi, học sinh lớp 9, trường THCS Lê Quý Đôn) nói với bà nội là sang nhà bạn để mượn tài liệu nhưng nhiều ngày sau vẫn không thấy về nhà. Nghi ngờ con gái bị bắt cóc, ông T. đã làm đơn báo cáo sự việc với Công an xã Đại Minh để hỗ trợ tìm kiếm.

Lá đơn của gia đình gửi công an xã.

Khi gia đình đang nháo nhào tìm kiếm, lực lượng công an khẩn trương vào cuộc thì chiều 17/12, bé A. đột ngột trở về. Gặng hỏi, cháu “khai” 10 ngày trước đó A. đã đi ra ngoài và ở cùng người bạn trai có tên là T. (18 tuổi). Đau lòng hơn là qua lời kể của cháu A., cháu đã bị nam thanh niên này tìm mọi cách từ “dụ dỗ” đến dọa nạt để giao cấu nhiều lần(?).

“Cháu nói rằng lúc về nhà nam thanh niên kia sống, ba mẹ người con trai đó không nói năng gì, vẫn cho phép cháu ở lại. Chỉ đến khi cháu lên mạng đọc được thông tin mình mất tích được đăng tải trên báo chí, gia đình lo lắng tìm kiếm và đã báo lên chính quyền nên “hối thúc”, thì người thanh niên kia mới “trả” cháu về nhà...”, ông Lê T., cho biết. Lo lắng khả năng con gái mình bị xâm hại tình dục, gia đình lập tức báo cáo sự việc lên Công an huyện Đại Lộc để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Lê Thị A., 14 tuổi ở xã Đại Minh, Đại Lộc, Quảng Nam đã bị mất tích 10 ngày.

Cách nhà cháu A. không xa, phụ huynh cháu N.T.H.N (15 tuổi, trú thôn Phú An, Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam) cũng đứng ngồi không yên, khi gần 50 ngày trôi qua, con gái họ vẫn chưa thấy về nhà.

Hai bé gái dễ thương "giao đấu" Taekwondo cực đáng yêu:

Chị Nguyễn Thị H. (mẹ cháu N.) cho biết: “Cháu N. đang học lớp 10. Trước ngày cháu N. mất tích khoảng hai tuần, chị thấy cháu N. có một chiếc điện thoại mà không biết ai mua cho. Chị hỏi thì cháu nói mượn của bạn. Chồng chị lấy điện thoại lạ đó cất không cho dùng. Sau đó, cháu N. vẫn đi học, sinh hoạt bình thường không có biểu hiện gì lạ. Đến tối ngày 4/11, chị vào buồng cháu N. và nói: “Mẹ trả lại điện thoại, con mượn của ai thì trả lại cho họ đi”. Cháu N. nhận điện thoại và ngay sáng hôm sau ngày 5/11 mất tích khỏi địa phương”.

 

Điều đáng nói hơn nữa là chỉ khi PV về xã Đại Minh tìm hiểu vụ việc mất tích của cháu Lê Thị A. thì gia đình cháu N. mới tìm đến nơi, xin số điện thoại của PV để trình bày sự việc. Khi đó, vụ việc mất tích của cháu N. mới được thông tin rộng rãi trên báo chí còn suốt hơn một tháng qua, gia đình chỉ tìm kiếm...“nội bộ”.

 

Trước đó, tại TP. Hội An (Quảng Nam), người dân cũng xôn xao bởi thông tin về hai bé gái, Trần Thị Mỹ V. (15 tuổi) và Nguyễn Thị Lam T. (14 tuổi) đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Gia đình, chính quyền đã vào cuộc nhưng gần một tuần sau tung tích các em vẫn bặt vô âm tín. Tuy nhiên, khi mọi người bắt đầu nghĩ đến tình huống xấu nhất thì một trong hai bé gái lại đột ngột trở về. Từ đây, sự thật về câu chuyện hai bé gái bị bắt cóc mới dần hé lộ. Hóa ra không phải là hai bé gái bị bắt cóc như dư luận đồn thổi mà là các cháu bỏ nhà đi chơi, nhưng sợ gia đình quở trách nên nói dối là bị kẻ xấu bắt cóc.

Tại buổi làm việc với cơ quan CSĐT, cháu V. cho biết: “Tối 30/9, cháu, chị Trinh cùng 5 người nữa dắt nhau ra ngã ba Vĩnh Điện rồi bắt xe khách đi vào TP.HCM chơi. Vào đó, chúng cháu xin đi làm công việc lau ly, mỗi ngày được trả công khoảng 100 ngàn đồng. Chúng cháu lấy tiền này để đi chơi, ăn uống...”. Khi được hỏi lấy tiền đâu để đi mua vé xe vào Sài Gòn thì cháu tiết lộ một thanh niên trong nhóm đã cầm cố Xe máy để lấy tiền trả tiền xe.

Cần trang bị kiến thức tâm lý học đường

Liên quan đến vấn đề một số trẻ em mất tích ở Quảng Nam, PV đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, trường đại học Sư phạm, đại học Đà Nẵng.

Theo TS. Trâm Anh, nếu căn cứ từ phương diện chuyên môn thì về cơ bản có thể phân chia theo hai cách là hiện tượng tâm lý và hiện tượng Xã hội. Xét góc độ tâm lý, các bé gái đang ở tuổi dậy thì, độ tuổi có nhiều biến động. Chúng ta chưa bàn đến đối tượng dụ dỗ, bởi đã là dụ dỗ thì họ có rất nhiều hình thức "hấp dẫn" khác nhau đối với đối tượng bị dụ dỗ. Về phía các bé gái có thể vì tò mò chuyện tình cảm, vì ham thích điều gì đó mới lạ, hấp dẫn (có thể là vật chất, có thể là tình cảm...).

Những diễn biến tâm lý thất thường là biểu hiện thường thấy của trẻ vị thành niên, tuy nhiên nếu được giáo dục định hướng giá trị thì trẻ sẽ lựa chọn những suy nghĩ và hành động tích cực, ít mắc sai lầm hơn trước "bản tính tò mò" của trẻ vị thành niên. Điều này gióng lên hồi chuông về việc cần thiết có nhà tâm lý học đường và có các công tác phòng ngừa, can thiệp chuyên nghiệp đối với học sinh THCS.

Cũng theo TS. Trâm Anh, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là sợi dây liên kết vô cùng quan trọng trong việc quản lý các em ở độ tuổi vị thành niên. Từ cơ sở này, chuyên gia tâm lý Trâm Anh đề xuất nên có những phòng tư vấn hỗ trợ tâm lý học đường. Ngay từ các cơ sở giáo dục THCS nên thành lập những tổ chức tư vấn, hỗ trợ, giảng giải cho các em hiểu các vấn đề của tâm lý lứa tuổi. Cần chú trọng những biện pháp giáo dục phù hợp hơn đối với các em.

Riêng về vấn đề những tác động đối với các em khi trở về sau những cuộc mất tích trên, TS. Trâm Anh chú trọng phân tích về vấn đề “sang chấn tâm lý”. Có nghĩa là, chúng ta cần xét về khía cạnh khi các em trở về nếu vẫn bình thường thì nên quan tâm, hỏi han đúng mực. Còn nếu các em trở về mang trong mình những nỗi trầm tư hay những “sang chấn” tâm lý nặng nề thì cần những giải pháp xử lý phù hợp hơn.

Bởi tâm lý là một ngành khoa học đặc thù cần xét cụ thể trên từng đối tượng khoa học. Theo TS. Trâm Anh, các gia đình có con em đang độ tuổi vị thành niên là cần quan tâm đến các em nhiều hơn nữa, cả vật chất và tinh thần, cần chú ý giải thích rõ cho các em hiểu vấn đề, những hành vi của tâm lý lứa tuổi để các cháu tự tin trước những biến đổi tâm sinh lý của độ tuổi nhạy cảm này.

Bài học cho các bậc phụ huynh

Đại úy Nguyễn Văn Phúc (Đội phó đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hội An, Quảng Nam) cho biết: “Tôi một lần nữa nhấn mạnh hoàn toàn không có vụ bắt cóc trẻ em nào cả. Tất cả mọi chuyện đều do gia đình quá lo lắng nên mới đâm ra hoang mang, cộng thêm người dân đồn thổi. Tuy nhiên, vụ việc này cũng gióng lên hồi chuông về cách dạy dỗ, chăm sóc của phụ huynh đối với con cái. Nhất là đối với các em đang trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý không ổn định, dễ bốc đồng và hành động thiếu suy nghĩ”.

Theo Nguyễn Hưng- Nhâm Thân/ĐSPL

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: báo động