Theo Atlas Obscura, khối đá Táo tách đôi nằm ngoài khơi vùng vịnh Tasman, thuộc công viên quốc gia Abel Tasman, là kỳ quan địa chất nổi tiếng nhất của Đảo Nam, New Zealand. Đây là khối đá granit hình cầu, với đường kính khoảng 5,5 m và ước tính nặng tới 242 tấn.
Nằm cách bờ biển khoảng 50 m, khối đá bí ẩn này được nâng đỡ bởi những tảng đá granit nhiều hình thù, tựa như một hòn đảo nhỏ.
Tên Split Apple Rock đã được chính thức vào năm 1988 và được chính thức đổi thành Tokangawhā vào tháng 8 năm 2014.
Không hiểu lý do gì mà kối đá khoảng 120 triệu năm tuổi bị chia cắt làm 2 phần, tạo thành khe hở hình chữ V, giống như một quả táo được cắt đều bằng dao. Theo truyền thuyết của người Maori, tảng đá được cắt bởi thanh kiếm của thần Zeus, trong khi chiến đấu với Hải vương tinh. Vì vậy, khối đá còn có tên gọi là Tokangawhā, nghĩa là 'Vụ nổ đá'.
Khối đá có hình thù đặc biệt này nằm ở vùng nước nông, nên du khách có thể lội đến đây khi thủy triều xuống.
Về mặt khoa học, các nhà địa chất cho rằng, vào kỷ băng hà, nước đã ngấm dần qua những vết nứt tự nhiên trên tảng đá. Sau đó, khi nhiệt độ giảm, nước nhanh chóng đóng băng và tách rộng, khiến khối đá vỡ đôi. Tuy nhiên, nhiều người nghi hoặc, những phiến đá bên dưới không hoàn toàn tự nhiên. Chúng dường như được xây dựng thêm để nâng đỡ và giữ vững đá Táo tách đôi.
Dọc theo bãi biển là các điểm quan sát mặt trời mọc qua khe nứt của tảng đá. Đây được cho là cách để các nhà thiên văn học cổ đại nắm được ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí và giữ lịch luôn chính xác. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều tảng đá được khắc đường chéo trên bờ biển, như những cột mốc đánh dấu vị trí quan sát mặt trời.