Bao Công tên húy là Bao Chửng, còn được người đời ca tụng là "Bao Thanh Thiên". Ông SN 999, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, là nhà chính trị kiệt xuất của Tống triều.
Tên tuổi của vị quan này gắn liền với sự thanh liêm, công chính cùng nhiều giai thoại xử án nghiêm minh, công bằng khi ông làm Tri phủ Khai Phong. Bao Công được người đời vô cùng yêu quý, được hậu thế đời đời kính trọng nhờ những phẩm chất cao quý cùng tài năng xử án bất phàm.
Trong suốt sự nghiệp làm quan của mình, Bao Công đã gây thù chuốc oán với không ít người. Vì thế người ta phải sử dụng 21 chiếc quan tài khác nhau, cùng lúc đưa ra khỏi 7 cổng thành và chôn ở những địa điểm khác nhau với hy vọng không kẻ địch nào tìm ra mộ thật của Bao Thanh Thiên.
Năm 1062, khi đang giữ chức vụ "Khu mật phó sứ" (tương đương với Tể tướng), Bao Công đột nhiên lâm bạo bệnh và qua đời ở tuổi 64. Vua Tống Nhân Tông vô cùng thương tiếc, đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu 'Hiếu Túc', có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về quê nhà Lư Châu an táng.
Kể từ khi ông lâm bệnh cho tới lúc qua đời chỉ vẻn vẹn có 13 ngày. Những bất thường xung quanh cái chết này làm dấy lên nhiều nghi ngờ về "căn bệnh" bất ngờ đã lấy mạng Bao Thanh Thiên.
Ngoài ra, hậu thế có lưu truyền nhiều giai thoại. Trong đó, có giai thoại kỳ lạ kể về việc 21 chiếc quan tài cùng lúc được đưa ra 7 cửa thành Lư Châu và an táng tại những vị trí khác nhau.
Hài cốt của Bao Công được đặt trong quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng rất quý. Đồ vật chôn theo ông không đáng kể, chỉ có vài xâu tiền đồng, ấn đồng và nghiên mực. Mộ của Bao Công là ngôi mộ nhỏ nhất trong khu mộ dòng họ. Ảnh minh hoạ
Theo nhiều tài liệu thì việc người ta phải sử dụng 21 chiếc quan tài khác nhau, cùng lúc đưa ra khỏi 7 cổng thành và chôn ở những địa điểm khác nhau với hy vọng không kẻ địch nào tìm ra mộ thật của Bao Thanh Thiên.
Sau khi Bao Công qua đời, người thân sợ kẻ thù sẽ tìm cách trả thù lên di thể, xương cốt của ông nên đã dùng kế sách nhằm "tung hỏa mù" để đánh lạc hướng.
Sự ra đi của Bao Công cũng khiến dân chúng đau buồn không nguôi. Tại vị trí của những ngôi mộ này đều có người dân thường xuyên cúng bái, thay phiên trông coi.
Vậy nhưng khi quân Kim tràn vào, Hợp Phì bị xâm chiếm, những ngôi mộ giả của Bao Chửng đều ít nhiều bị hư hại, vật tùy táng cũng bị lấy đi.
Mãi sau này khi hòa bình lặp lại, hậu duệ của nhà họ Bao mới bí mật chuyển quan tài của Bao Công tới an táng gần ngôi mộ của phu nhân Đổng thị.
Ngay nay, mộ của Bao Công ngày nay nằm tại nghĩa trang Đại Hưng Tập, thuộc ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Từ năm 1956, phần mộ của vị quan thanh liêm này đã được liệt vào danh sách văn vật trọng điểm được bảo vệ cấp tỉnh.