Theo Express, các nhà khoa học cho biết đá của Mặt trăng được hình thành cách đây 3,5 tỷ năm từ một loại magma độc đáo.
Các mẫu vật mang về Trái đất được một nhóm quốc tế nghiên cứu.
Các thí nghiệm ở nhiệt độ cao của họ với đá nóng chảy và phân tích mẫu cho thấy vật chất của Mặt Trăng được sinh ra sâu bên trong Mặt Trăng, sau đó phun trào trên bề mặt của nó cách đây 3,5 tỷ năm.
Trái đất được ước tính khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, với vệ tinh duy nhất của nó trẻ hơn một chút với 4,46 tỷ năm tuổi.
Sắt trong magma mặt trăng được trao đổi với magie trong đá xung quanh. Tim Elliott của Đại học Bristol ghi chú trên tạp chí Nature Geoscience rằng đá núi lửa bùng phát trong “một 'trận tuyết lở' của một đống tinh thể không ổn định có quy mô hành tinh được tạo ra do sự nguội đi của đại dương magma nguyên thủy".
Các nhà khoa học Bristol đã làm việc với các nhà nghiên cứu từ Đại học Munster ở Đức.
Mặt Trăng đã được con người biết đến từ thời tiền sử. Mặt Trăng có hình cầu với chiều rộng bằng khoảng 27% Trái Đất và khối lượng bằng khoảng 1,23% Trái Đất. Bề mặt Mặt Trăng chứa nhiều khoáng silicat và không có khí quyển, thủy quyển, hay từ quyển đáng kể.
Trong Hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm. Nếu xét về tỷ lệ kích thước so với hành tinh mà nó quay quanh thì Mặt Trăng đạt tỷ lệ này cao nhất trong Hệ Mặt Trời. Bề mặt Mặt Trăng có các biển Mặt Trăng là các vùng vật chất tối màu có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa cũ, nằm chủ yếu ở mặt gần, giữa các vùng vỏ cũ cao sáng màu có rất nhiều hố va chạm. Các hố va chạm trên Mặt Trăng được bảo quản tốt và cung cấp nhiều thông tin về quá khứ của Hệ Mặt Trời. Trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng bằng khoảng 1/6 so với Trái Đất. Nhiệt độ thay đổi mạnh theo điều kiện nhận ánh sáng Mặt Trời, trung bình từ khoảng -180°C vào ban đêm đến trên 100 °C vào ban ngày tại xích đạo. Tồn tại hàng trăm tỷ tấn nước đá ở đáy những hố va chạm gần cực, nơi vĩnh viễn không nhận được ánh nắng.