Cách làm rượu nho ai cũng thích uống nhưng lại nghĩ cách làm quá phức tạp và khó có thể làm ra được bình rượu nho như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm rượu nho đơn giản đúng vị truyền thống.
Cách làm rượu nho thơm ngon đúng vị truyền thống tại nhà |
Rượu nho là thức uống được phổ biến trên toàn thế giới nhưng mỗi nơi lại có cách ngâm rượu nho khác nhau. Một bình rượu đạt chuẩn không chỉ có mùi thơm đặc trưng hương vị nồng nàn mà còn phải có màu đỏ đẹp không lẫn vào đâu được. Cách làm ra những ly rượu nho ngon đòi hỏi từ thời gian ngâm và ủ nho bởi ngâm càng lâu thì rượu càng thơm. Dưới đây là cách làm rượu nho ngon nhất.
Nguyên liệu làm rượu nho
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm rượu nho |
5kg nho tím hoặc nho đỏ
750g đường cát
Túi lọc
1 bình thủy tinh rửa sạch để khô
1 bình rượu để lâu
Cách làm rượu nho
Bước 1. Chọn lọc kỹ nho và loại bỏ những quả hỏng
Chọn những quả nho ngon không bị dập, quả đều nhau sau đó đem rủa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Chọn lọc những quả nho ngon và loại bỏ những quả dập |
Tiếp theo cho nho đã rửa vào thau cho thêm đường cát vào dùng tay bóp nhẹ cho dễ dập vỏ rồi trộn đều lên cho vào bình rượu. Nên cho càng ít đường thì nho càng dễ lên men. Sau đó dụng miếng ni lông mỏng đặt lên miệng bình và đậy hờ nắp lại. không nắp quả chặt nếu không nho sẽ khó lên men hơn. Đặc biệt nên chọn những bình có dung tích lớn để có thể trộn nho một cách dễ dàng.
Ủ nho tầm 4-5 tháng cho lên men |
Cứ ủ nho như vậy khoảng 4-5 tháng đổ ra túi lọc sau đó lọc lấy nước. Tiếp theo cho phần nước cốt vừa lọc vào bình để ủ tiếp 2 tháng nữa để cho rượu lắng xuống rồi chát lấy phần nước trong có màu đỏ bên trên bình rượu.
Vậy là cách làm rượu nho đã hoàn thành xong bạn sẽ có được những thơm phức uống một lần là sẽ không bao giờ quên.
Công dụng của rượu nho
Nho là loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, được trồng ở Châu Âu cách đây 6.000 năm, nhưng chủ yếu dùng để làm rượu vang sóng sánh. Nho chứa khoảng 70-80% nước và 15-30% đường (fructozơ và glucozơ). Ngoài ra, nho còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: phlobaphene, quercetine, gallic acid, acid silic, anin, glucozit, acid salicilic, acid photphoric, acid oxalic, pectin, chất tannic, canxi, magiê, mangan, sắt, vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, enzym và acid folic.
Công dụng của rượu nho |
Có nhiều cuộc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu tác động của nho đến việc phòng chống và giảm nguy hại do bệnh tim gây ra. Các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành, đều cho thấy rượu nho và nước ép nho có tác dụng giảm thiểu độ nguy hiểm do bệnh tim gây ra. Do đó, nước nho hay rượu nho ngăn không cho động mạch làm tắc nghẽn các thức ăn có mỡ. Bệnh tim mạch vành có thể xảy ra khi có hiện tượng tụ mỡ thành tảng trên các bề thành động mạch.
Ngoài ra vỏ nho còn có hợp chất saponin, có tác dụng chống viêm nhiễm. Vậy thì khi uống nước ép nho, chúng ta đã tích được chất chống ôxy hóa khác, đó là alpha-tocopherol, một chất làm tăng cường hoạt động chống ôxy hóa trong máu đến khoảng 50%. Vì thế mà nho rất tốt cho người bị bệnh tim
Nho là loại trái cây chống ung thư hiệu quả. Chúng chứa lượng acid caffeic cao, là chất chống ung thư rất công hiệu.Ngoài ra nho còn có một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C và giúp cho vitamin C duy trì mô liên kết chặt chẽ. Bioflavonoid còn có chức năng như các chất chống ôxy hóa, ngăn không cho vitamin C bị ôxy hóa và chống hiện tượng đứt mao mạch. Trong một cuộc nghiên cứu do trường Đại học Erciyes, Thổ Nhỹ Kỳ tiến hành, các nhà khoa học nhận thấy rằng nho có thể chống vi trùng và vi khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra, do có hàm lượng tanin cao (tanin là một polyphenol được hấp thụ trong ống ruột) nên nho có thể chống lại các loại vi rút và u nhọt.
Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Y Harvard, dưỡng chất này có thể hạn chế hấp thụ lượng calo. Nó làm cho các enzyme chậm diễn ra quá trình lão hóa, do đó làm tăng độ ổn định DNA và kéo dài tuổi thọ khoảng 70%. Nho cũng có thể làm giảm nguy cơ có hại cho thị lực (một vấn đề lớn của người già). Chính vì thế ngày nào cũng ăn nho, chúng ta có thể hạn chế hiện tượng mờ mắt khoảng 30-40%.
Tuy nhiên chúng ta cần chú trọng khi ăn nho, đó là:
Khi bị viêm loét dạ dày, tiểu đường và béo phì, thì không được dùng nho, nước nho hay các sản phẩm liên quan đến nho.
Ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bạn gặp vấn đề về răng miệng. Do đó, nếu bạn bị sâu răng, thì không nên ăn nho, vì nó sẽ càng làm bạn đau hơn đấy.
Không được dùng nho với lượng lớn các loại thực phẩm sau như: sữa, cá, bia, nước khoáng, dưa .... vì chúng sẽ dễ gây đau bụng.
Cách giải rượu khi uống quá chén
Khi say rượu, có thể dùng chút giấm đun với đường đỏ, gừng tươi để uống. Cũng có thể uống nước cháo loãng, ăn đậu phụ.Nếu mới uống, cảm thấy say nhẹ, còn tỉnh táo có thể gây nôn bằng cách đè hai ngón tay vào cuống lưỡi. Rượu theo chất nôn ra ngoài có thể làm giảm đáng kể lượng rượu trong dạ dày.
1. 50g giấm với 25g đường đỏ, 2 lát gừng tươi đun lên để ấm, sau đó cho uống
2. Uống nước cháo loãng
3. Nếu tự cảm thấy uống rượu đã hơi quá chén, hãy ăn một ít đậu phụ. Trong đậu phụ có axit amin quan trọng có thể giải được độc tố của cồn.
4. Nước ép của mía hoặc nhai mía cũng rất tốt. Nước vắt của cam, quýt hoặc ăn các loại quả lê, táo cũng làm giải rượu.
5. Sau khi uống say, nếu có hiện tượng ngủ mê mệt, thiêm thiếp có thể dùng nước sôi pha cà phê đặc cho uống nhiều lần, một lúc sẽ tỉnh lại.
6. Uống nước chè đặc
Chú ý: Khi say rượu tuyệt đối không được uống nước ngọt có ga. Nước ngọt có ga uống lẫn với rượu sẽ làm cho cồn nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể, sản sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm cho huyết áp tăng cao, có thể dẫn tới hôn mê.
Chúc các bạn thành công!
H.Trang (tổng hợp)