Tin mới

Cần hơn 70.000 chữ ký để Nhà Trắng yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi VN

Thứ tư, 28/05/2014, 22:08 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Một bản kiến nghị mới được đưa lên trên trang web chính thức của Nhà Trằng kêu gọi Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản kiến nghị này đang cần 77,465 chữ ký trước 19/6.

(Tinmoi.vn) Một bản kiến nghị mới được đưa lên trên trang web chính thức của Nhà Trằng kêu gọi Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản kiến nghị này đang cần 77,465 chữ ký trước 19/6.

 

Theo tin tức bản kiến nghị được đưa lên trang web của Nhà Trắng vào ngày 20/5 và hiện đã thu hút được hơn 20.000 người ủng hộ.

Cần hơn 70.000 chữ ký để Nhà Trắng yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi VN

Bản kiến nghị để Nhà Trắng yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi VN cần hơn 77.000 chữ ký

Nội dung của bản kiến nghị viết: 

“Trung Quốc đã sử dụng đường 9 đoạn vô căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và điều này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Trung Quốc đã phớt lờ luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế, sử dụng đường 9 đoạn để bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với sự hộ tống của đội tàu gồm 80 tàu quân sự. Các tàu Trung Quốc đã tấn công các tàu tuần tra Việt Nam làm việc trong khu vực. Thế giới cần hòa bình ở Biển Đông và Mỹ có lợi ích lớn trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Hòa bình sẽ duy trì ở Biển Đông nếu Tổng thống Mỹ xem xét vấn đề này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động khiêu khích và hiếu chiến”.

Hiện bản kiến nghị này đang cần hơn 77.000 chữ ký để đủ 100.000 chữ ký đến ngày 19/6. Nếu đạt được số lượng chữ ký cần thiết trước thời hạn, Việt Nam có hai thư kiến nghị gửi lên chính phủ Mỹ và theo luật sẽ được Nhà Trắng xem xét, trả lời.

Trước đó, một người có tên là T.D ở San Diego, California đưa lên trang web chính thức của Nhà Trẳng bản kiến nghị với tiêu đề “Hãy áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam thông qua việc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou – 981”. Nếu thu thập đủ 100.000 chữ ký trước ngày 12/6/2014, chính quyền ông Obama có thể sẽ có hành động cụ thể với hành động ngang ngược của Trung Quốc.

Tính đến chiều ngày 27/5 (giờ Việt Nam) bản kiến nghị đã nhận được hơn 100.000 chữ ký,

Được biết, theo quy định của Nhà Trắng, một bản kiến nghị để được xuất hiện trên trang web Nhà Trắng phải có ít nhất 150 chữ ký, và để chính phủ Mỹ phản hồi bản kiến nghị cần ít nhất 100.000 chữ ký.

 

Hướng dẫn lập cách ký vào bản kiến nghị.

Vào website của Nhà Trắng

https://petitions.whitehouse.gov/petition/request-government-china-immediately-withdraw-its-hd-981-oil-rig-and-other-vessels-out-vietnams-eez/G9FnblcQ 

Bấm Create an account (nút màu xanh biển), nhập địa chỉ mail vào ô E-mail address, nhập tên vào ô First Name, nhập họ vào ô Last Name.

Không cần phải nhập mã Zip (ô Zip) vì không ở Mỹ.

Nếu muốn thường xuyên nhận được các e-mail chung từ ông Obama và các chính khách, bấm chọn vào ô "Sign up for email update from President Obama...), không muốn thì không chọn ô đó.

Phần Challenge Question (để chắc chắn rằng thao tác đăng ký, ký tên là của người thật chứ không phải bằng phần mềm máy tính tự động), sẽ có một câu hỏi nào đó và ta cần trả lời câu hỏi đó trong ô ngay bên dưới.

Chẳng hạn câu hỏi có thể là "Số thứ 5 trong dãy số 13978214 là số mấy?", ta sẽ nhập số 8 vào ô trống bên dưới.
Sau đó bấm Create an Account.

Một thông báo sẽ cho biết ta đã đăng ký xong và hướng dẫn ta vào hộp thư cá nhân để xác nhận e-mail (xác nhận rằng ta chính là chủ sở hữu địa chỉ mail đó).

Đăng nhập vào e-mail của mình, kiểm e-mail gởi Whitehouse.gov. Trong e-mail đó sẽ có một đường link.

Bấm vào đường link này, ta sẽ quay lại website của Nhà Trắng, vào đúng trang kiến nghị.

Ở đây, ta bấm vào nút Sign this Petition (nút màu xanh lá) là hoàn thành.

 

H.Nguyên

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news