Tại một cuộc họp báo, Triều Tiên đã giới thiệu với phóng viên CNN những đứa trẻ từng chạy trốn khỏi đất nước, mà theo những đứa trẻ kể lại, họ không những không bị trừng phạt mà còn được theo học tại những trường ĐH danh tiếng.
Kkot-jebi là một từ trong tiếng Triều Tiên có nghĩa “ăn hoa”. Một từ thoạt tiên gợi nên cảm giác rất văn thơ. Thế nhưng thực thế nó ám chỉ lại chẳng thơ chút nào.
Nó hàm chỉ những đứa trẻ vô gia cư, cầu bơ cầu bất tự kiếm kế sinh nhai mà không hề có sự nâng đỡ của gia đìnhh hay hỗ trợ của nhà nuớc.
Từ này có nguồn gốc từ bối cảnh hậu chiến Hàn Quốc, là một biến âm của một từ “kochevyi” trong tiếng Nga, mang nghĩa “lang thang”, ý nói những nguời không nhà không cửa trong cuộc xung đột 1950-1953.
Vào cuối những năm 90, nạn đói hoành hành ròng rã nhiều năm đã thực sự giáng cho Triều Tiên một cú đánh nặng nề: mùa màng thất bát làm hủy hoại đất đai, hàng ngàn nguời bỏ mạng (theo uớc tính sơ bộ).
Mạng luới an sinh xã hội hầu như tê liệt. Gia đình li tán và con số những đứa trẻ vô gia cư tăng ồ ạt.
Mặc dù ngày nay điều kiện đã cải thiện rất nhiều, Triều Tiên vẫn là một nuớc nghèo. Phần đa dân số thiếu luơng thực thực phẩm và “lực lượng kkot jebi” vẫn còn đó trong xã hội.
Vén màn bí ẩn
Triều Tiên là một trong những quốc gia bí ẩn nhất trên thế giới. Trong lần tới thăm gần đây của nhóm phóng viên CNN, toàn bộ lịch trình họat động của đoàn được các quan chức chính phủ Triều Tiên sắp xếp. Những “giám sát viên”này luôn theo sát đoàn trong mọi lần ghi hình. Mặc dù phóng viên có đưa ra một số đề nghi, thế nhưng lịch trình họat động tiếp theo của đoàn bao giờ cũng chỉ đuợc thông báo truớc vài tiếng ngắn ngủi.
Trong một buổi chiều, khi tham gia cuộc họp báo trong một khách sạn, nhóm phóng viên CNN, ngoại trừ thông tin chung chung nội dung phỏng vấn liên quan tới những người từng rời bỏ đất nuớc, thì không hề biết chuyện gì tiếp đón mình đằng sau cánh cửa phòng họp đó.
Khi bước vào trong phòng, nhìn thấy tám người trẻ ngồi một dãy dài bên chiếc bàn họp tròn rất lớn, nhóm lập tức biết đối tượng phỏng vấn của mình là ai
Cặn bã xã hội
Những đứa trẻ Triều Tiên từng bỏ trốn sang Trung Quốc |
Nhớ lại những ngày đầu mùa hè năm 2013, truyền thông thế giới đã đồng loạt phản đối việc nhóm trẻ em từ 14-19 tuổi bị các nhà truyền giáo Hàn Quốc tìm cách đưa lén từ Trung Quốc sang nước khác để tìm đường sang Hàn thì bị lính biên phòng nước này trả về.
Bình Nhưỡng không hề ngần ngại thể hiện thái độ thù hằn với những người rời bỏ đất nuớc. Trên các phương tiện truyền thông chính thức, Bình Nhuỡng gọi đối tượng này là “cặn bã của xa hội” và đưa ra những cáo buộc hình sự, cho rằng họ đã phản bội rời bỏ đất nước gia đình để chạy theo tiền và danh vọng
Quyết định đưa nhóm trẻ quay trở lại Triều Tiên bị chỉ trích mạnh mẽ. Rất nhiều dự đoán về tương lai không mấy sáng sủa được đưa ra: Nhóm trẻ sẽ bị đưa vào tù, ngược đãi cả đời hoặc thậm chí bị xử tử.
Thế nhưng sau khoảng 2 năm kể từ ngày hồi hương, những người trước đây tưng là “kkot-jebi” giờ đây ngồi trong phòng này và trông họ hoàn toàn lột xác. Bốn nam thanh niên khoác chiếc áo màu xanh của sinh viên đại học, 2 em học sinh nam và 2 em học sinh nữ đang mặc đồng phục học sinh cấp 2. Tất cả đều đang ngồi đợi trả lời phóng vấn. Còn thành viên thứ 9 trong nhóm trẻ năm xưa giờ đang theo học một trường đại học cách xa Bình Nhưỡng nên không thể về kịp do thông báo gấp.
Tất cả những người này đều chỉ là những đứa trẻ từ 12-17 tuổi khi họ vượt biên sang Trung Quốc theo nhóm hoặc là đơn lẻ. Và họ chỉ gặp mặt nhau khi đến nhà của các giáo sĩ.
Phóng viên đã bắt đầu bằng một câu hỏi không mấy dễ dàng: Tại sao họ lại bỏ đi.
Ri Gwang Hyok, 17 tuổi, chia sẻ: “Lúc đó chúng em quá nhỏ, chúng em chỉ muốn đến Trung Quốc cho vui”.
Khi được hỏi thêm về chi tiết, Mun Chol, 21 tuổi, thú nhận: “ Thành thực mà nói, gia đình chúng em gặp một số khó khăn. Chúng em đã trải qua một giai đoạn lịch sử mà vẫn còn được gọi là “Cuộc hành quân gian khổ” (những năm tháng nạn đói hoành hành). Cuộc sống của vất vả. Em lại quá non nớt và ngây ngô. Lúc đó chúng em sống gần sông Amnok, khu vực biên giới. Em rất muốn được về nhà. Lúc đó em chỉ rất tò mò”.
Khi được hỏi bao nhiêu người đã phải chịu cảnh đói trước khi vượt biên.
Trong số 8 người, bốn cánh tay giơ lên.
Pak kwang Hyok giải thích : “Lúc đó là mùa đông. Chúng em đã tích trữ thức ăn trong mùa thu. Nhưng vẫn không đủ. Gia đình có quá nhiều người”
Khi ở Trung Quốc, những đứa trẻ được đưa tới một ngôi nhà ở Dandong, một thị xã vùng biên giới và được chăm sóc bởi một giáo sĩ người Hàn Quốc mà CNN đã gọi là M. J trong các bản tin trước đây. Theo M.J, ở đây, những đứa trẻ bị “tẩy não”. Theo lời các bạn trẻ kể lại, bức tranh cuộc sống sau vượt biên không phải màu hồng. Nhóm trẻ bị giữ trong nhà trong vòng 1 năm rưỡi.
Mun Chol nhớ lại: “ Giáo sĩ thuyết giảng về tự do, thế nhưng chúng em không có một chút tự do nào hết. Ông ấy bắt chúng chúng em học về Chúa và thuộc lòng các quyển sách tôn giáo”.
Sau cuộc gặp gỡ với nhóm sinh viên học sinh này, CNN đã liên lạc với MJ. Người đàn ông này có hỏi thăm sức khỏe của nhóm trẻ và cho biết, ông nhớ họ.
Dù ngần ngừ khi nói về vấn đề an toàn năm xưa của nhóm trẻ, người đàn ông này quả quyết rằng, nhóm học sinh này rất cần sự trợ giúp của ông ta sau khi rời bỏ Triều Tiên.
Bị giam giữ ở một nước thứ 3
Trung Quốc là một đồng minh lâu dài của Triều Tiên. Công dân Triều Tiên nếu bị phát hiện ở Trung Quốc mà không có giấy tờ hợp pháp sẽ phải đối mặt với lệnh trục xuất. Do đó, sau một năm rưỡi ở Trung Quốc, giáo sĩ trên đã đưa nhóm trẻ tới một nước thứ 3. Người đàn ông này tính toán để đưa nhóm trẻ tới Hàn Quốc.
Thế nhưng sau bốn tiếng ròng rã quốc bộ trong đêm tối để vượt qua vùng biên giới đèo núi hiểm trở, nhóm đã bị lực lượng cảnh sát nước này phát hiện và bắt giữ.
Khi biết sẽ bị đưa lại Triều Tiên, cả nhóm vô cùng sợ hãi
Mun Choi cho biết : “Giáo sĩ nói tất cả sẽ bị giết nếu quay trở lại. Ông ta nói gia đình chúng em đều đã chết vì chúng em bỏ xứ đi”
Sự trở lại sau tháng ngày vọng tưởng
Thế nhưng không những không bị trừng phạt, nhóm trẻ còn được sự đối đãi biệt tốt: chu cấp thêm 3 năm học phí để bù đắp quãng thời gian không được đi học và giờ đây được theo học tại những cơ sở giáo dục tốt nhất thủ đô.
Pak Gwang Hyok thừa nhận: “Em đã từng rất sợ hãi. Em đã bỏ nhà đi sang nước ngoài với một cảm giác tội lỗi . Em nghĩ chúng em sẽ bị trừng phạt nặng. Thế nhưng hiện tại chúng em được học tại những trường đại học tốt nhất ở Bình Nhưỡng. Chúng em đúng là đã lo sợ thừa rồi”
Ngay sau khi quay trở về, nhóm trẻ xuất hiện trên truyền hình của Triều Tiên để phủ nhận họ đã bị người Hàn Quốc dụ dỗ để phản quốc.
Giờ đây, hơn 1 năm sau, các bạn trẻ lại 1 lần nữa được lên sóng. Nhưng giờ các em lại xuất hiện như đại diện để nêu cao sự “nhân từ và vị tha” của chính quyền Triều Tiên.
Tuy nhiên gia đình của các em không cùng nhau ở thủ đô Bình Nhưỡng. Họ vẫn sống ở khu vực biên giới nghèo nàn và cuộc sống vẫn không thay đổi so với trước.
Tưởng tưởng những gì có thể đã xảy ra nếu đặt chân đến Hàn Quốc, Mun Chol cho biết: “Nếu như vậy, em đã trở thành một kẻ phản quốc, một người tồi tệ xấu xa đã rời bỏ chính gia đình mình”
“Và có lẽ lịch sử sẽ ghi tên em như một kẻ cặn bã của xã hội.”
Diệu Anh ( tin tức CNN)