Tên khoa học cây vối
Cây vối (tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus) là loài thân gỗ. Với chiều cao trung bình khoảng 5-6m, cây vối có đường kính lên đến 50cm. Cuống lá vối dài từ 1-1,5cm, phiến lá vối dai và cứng. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng gần như không cuống. Quả vối hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 7-12mm khi chín có màu tím sẫm, có dịch.
Thành phần cây vối
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá nụ vối chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người như: Tanin, Axit triterpenoid, β – sitosterol, Sterol. Các khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên…
Công dụng của cây vối, lá vối, nụ vối
- Thanh nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể: Theo Y học cổ truyền, nước vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Thường xuyên uống sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn thông qua đường tiết niệu. Bạn có thể uống nước vối quanh năm nhất là vào mùa nắng nóng để giải nhiệt thay cho nước lọc.
- Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
- Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt dinh dưỡng cho cơ thể: Với các chị em phụ nữ mang thai, uống nước lá vối sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước vối cũng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, lợi sữa, đảm bảo sức khỏe và thể chất của bé sơ sinh sau này.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu: Theo nghiên cứu, thành phần beta-sitosterol trong loài cây này giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol máu. Từ đó đưa các chỉ số mỡ xấu và mỡ tốt về mức ổn định.
- Giảm cân hiệu quả
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Giảm mỡ máu
Bài thuốc từ cây vối
- Rễ cây vối có Công dụng chữa viêm gan, vàng da: Dùng 200g rễ vối sắc uống mỗi ngày.
- Vỏ cây vối có tác dụng hỗ trợ điều trị bỏng, sẽ giúp giảm đau, hết phồng, giảm tiết dịch và chống nhiễm khuẩn: Cạo bỏ vỏ thô của vỏ cây vối. Giã nát rồi hòa với nước sôi để nguội. Lọc lấy nước và thoa lên vùng da bị bỏng.
- Bài thuốc giảm mỡ máu từ lá vối: Chuẩn bị 15 – 20g nụ vối hãm với nước, ngày uống 3 lần/ngày.
- Bài thuốc điều trị tiểu đường từ lá vối: Chuẩn bị 20g lá vối khô, sắc lấy nước, ngày uống 3 lần/ngày
- Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng: Chuẩn bị 200g lá vối tươi, vò nát đun với 2 lí nước, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
- Hỗ trợ trị đau bụng: Chuẩn bị: 3 lá vối tươi, 8g vỏ ổi, 10g tiêu, núm quả chuối. Thái nhỏ phơi khô nguyên liệu. Sắc với 400ml nước sôi đến khi còn khoảng 100ml. Uống 2 lần/ngày, uống liên tục 2 - 3 ngày.
- Dùng lá vối thanh lọc cơ thể: Dùng khoảng 6 - 8 lá tươi hơ qua lửa để lá héo lại hãm với nước sôi, uống hàng ngày.
- Hỗ trợ chữa bệnh ngoài da, lở ngứa, chốc đầu: Dùng lá vối tươi sau đó vò nát nấu lá với nước sôi, nấu kỹ. Lấy nước để tắm gội và rửa nơi lở ngứa. Có thể dùng lá phơi khô sắc với nước.
Những lưu ý khi dùng lá vối
Không uống nước lá vối khi đang đói
Nước lá vối vốn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Việc uống nước lá vối khi đang đói sẽ khiến nhu động ruột hoạt động tích cực hơn, gia tăng cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chóng mặt và mất năng lượng.
Hạn chế uống nước lá vối tươi
Lá vối tươi rất ngái, có nhiều chất diệp lục, có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Việc uống nước lá vối tươi quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hao huyết, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Bạn tốt nhất nên sử dụng lá vối khô và nụ vối khô.
Không nên uống nhiều nước lá vối
Uống quá nhiều nước lá vối không có lợi cho hệ bài tiết. Bạn nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ ngày hoặc 1 ly nước lá vối/ ngày là đủ. Ngoài uống nước lá vối, bạn nên có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe.
Không uống ngay sau khi ăn
Theo các chuyên gia, bạn không nên uống nước lá vối sau khi ăn. Nguyên nhân là do nước lá vối uống vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa tự nhiên, có thể cản trở việc hấp thu dưỡng chất.
Người đang điều trị bệnh
Những người đang điều trị bệnh, đang sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam không nên uống nước lá vối. Trong trường hợp muốn uống, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.