Quân đội Trung Quốc rất có thể đang bành trướng tới các khu vực lân cận. Tờ The Diplomat của Nhật Bản mới đây đã có bài viết phân tích xem PLA sẽ làm gì để đạt được điều đó.
Khi làn sóng cải cách quét qua Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), mọi người có thể mong đợi học thuyết chiến đấu của cũng họ sẽ thay đổi. Nhưng điều này có thể không xảy ra. Học thuyết đã dự đoán những cải tổ quan trọng, cụ thể là sự phân công nhiệm vụ giữa các bộ chỉ huy và các quân chủng. Nhưng PLA sẽ còn làm gì khác nữa? Tác phẩm giáo lý có uy lực nhất của PLA là cuốn Khoa học Chiến lược Quân sự do Học viện Khoa học Quân sự phát hành năm 2013.
Những yếu tố chính của học thuyết này là:
Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc là xây dựng một xã hội phồn vinh ở mức độ vừa phải và trẻ hóa được dân số Trung Quốc vào năm 2050. PLA phải đảm bảo không để các lực lượng thù địch trong hay ngoài nước phá hoại cơ cấu kinh tế hay gây tổn hại cho danh dự dân tộc.
Những nguyên tắc tổ chức quan trọng của quân đội để đạt được các mục tiêu trên là phòng thủ chủ động và chiến thắng trong chiến tranh cục bộ trong điều kiện "thông tin hóa". Những điều này mô tả cách thức xung đột của PLA và là những khẩu hiệu khi huấn luyện của họ. "Phòng thủ chủ động" nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa phủ đầu, ngay cả bên ngoài lãnh thổ nước này. "Chiến tranh cục bộ" nghĩa là Trung Quốc sẽ tránh vướng vào các cuộc xung đột lớn, đặc biệt là ở những nơi cách xa Trung Quốc. Sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất do Mỹ dẫn đầu, Trung Quốc đã lấy làm kiêu hãnh về việc số hóa toàn diện và mạng lưới mà họ gọi là "thông tin hóa". Bắc Kinh hy vọng việc thông tin hóa sẽ cho phép PLA hoạt động liền mạch như một lực lượng chung và giành được sự chủ động trong xung đột.
Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ/The Diplomat |
Các hoạt động răn đe quân sự sử dụng vũ lực để ngăn chặn các đối thủ tiềm năng tham gia vào chiến sự. Trung Quốc xác định đánh chặn ở cả lĩnh vực hạt nhân lẫn lực lượng thông thường. Trong đó đánh chặn thông thường là phương tiện chính để đạt được mục tiêu còn đánh chặn hạt nhân là sự "hậu thuẫn". Hạt nhân là trụ cột của sức mạnh quốc gia và là "vũ khí" cuối cùng Trung Quốc sẽ đưa ra dùng để chống lại đối thủ.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các hoạt động quân sự khác hơn chiến tranh (MOOTW). Họ xuất hiện thường xuyên tại nước ngoài hơn trong các hoạt động như chống cướp biển, gìn giữ hòa bình, sơ tán dân, hỗ trợ nhân đạo và các vai trò khác. MOOTW không chỉ tốt cho danh tiếng của Trung Quốc mà còn là cách tốt nhất để quân đội trong thời bình có được những trải nghiệm thực tế trong khi thể hiện khả năng của mình để huy động quân sự và tài sản dân sự trong việc hỗ trợ các lợi ích quốc gia.
Trung Quốc cũng đang phát triển các ứng dụng quân sự trong lĩnh vực không gian và mạng ảo. Mặc dù xung đột trong các lĩnh vực này có thể gây ra những thảm họa kinh tế, thì chúng vẫn ít gây chú ý từ cộng đồng quốc tế hơn là vấn đề hạt nhân.
Kế hoạch quân sự của Trung Quốc được thể hiện trong cách bố trí và không gian chiến lược. Không gian chiến lược đề cập đến việc đánh giá tình hình chung, theo đó Trung Quốc đang tăng cường tính đa cực, mở rộng các lợi ích của mình, đặc biệt ở trong không gian, không gian mạng và trên Ấn Độ Dương. Các bố trí là việc triển khai lực lượng tốt nhất có thể để đạt được các mục tiêu trên.
Cuối cùng, việc xây dựng một hệ thống quân đội hiện đại với những đặc thù của Trung Quốc đề cập tới nỗ lực hiện đại hóa quân đội của nước này.
Trớ trêu thay, khi Trung Quốc theo sau các cường quốc khác trong giai đoạn "thịnh vượng vừa phải" của nền kinh tế tăng trưởng ngày càng khó khăn, mục tiêu trở thành cường quốc trẻ hóa của họ sẽ khó khăn hơn. PLA sẽ tiếp tục tận dụng sự chuyên nghiệp hóa và các tiến bộ kỹ thuật để giảm kích thước của mình trong khi cải tổ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xu hướng kinh tế hiện nay trở thành một tiêu chuẩn mới, quân đội buộc phải trở lại quy mô hiện đại cũ, đặt Trung Quốc vào thế bất lợi trên trường quốc tế. Đó sẽ là thời điểm thuận lợi để tìm cách cách giải quyết giữ thể diện cho những tranh chấp đang diễn ra ở khu vực.
Bảo Linh (The Diplomat)