Tin mới

Chính quyền ông Abe dốc toàn lực chống lại “mối họa” Trung Quốc

Thứ bảy, 09/08/2014, 11:04 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tất cả những động thái hung hăng và sự phát triển quân sự chóng mặt trong thời gian gần đây của Trung Quốc khiến Nhật Bản rơi vào thế “khốn cùng”. Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu có những hành động cứng rắn để phản ứng lại với Bắc Kinh.

(Tinmoi.vn) Tất cả những động thái hung hăng và sự phát triển quân sự chóng mặt trong thời gian gần đây của Trung Quốc khiến Nhật Bản rơi vào thế “khốn cùng”. Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu có những hành động cứng rắn để phản ứng lại với Bắc Kinh.

Ngày 5/8, Nhật Bản đã công bố sách trắng quốc phòng thường niên. Cuốn sách được công bố trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra nhiều sáng kiến điều chỉnh Chính sách quốc phòng của Nhật Bản, trong đó có việc sửa lại hiến pháp, cho phép lực lượng tự vệ Nhật Bản (JSDF) thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Nhìn trung, sách trắng tái khẳng định sự quan ngại của chính quyền Abe đối với quỹ đạo chiến lược và những thay đổi của Trung Quốc đối với lực lượng JSDF đã được công bố trong một tài liệu khác sau khi ông Abe tái đắc cử vào tháng 12/2012.

Năm 2013, sách trắng quốc phòng nhấn mạnh việc chống lại Trung Quốc. Trong phiên bản mới nhất, cuốn sách lập luận: “vấn đề an ninh và các nhân tố gây mất ổn định tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, kể cả các khu vực xung quanh Nhật Bản đang trở nên nghiêm trọng hơn”.

Cuốn sách trực tiếp chỉ trích việc Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013 như một hành động “cực kỳ nguy hiểm” có mưu đồ “đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông”. Đây là lần đầu tiên sách trắng đề cập tới vấn đề trạng thái “vùng xám” – “không đơn thuần chỉ là thời bình và cũng không ngẫu nhiên nói đến những lợi ích kinh tế hàng hải và chủ quyền” – mà ám chỉ các hoạt động ép bức hàng hải ở mức độ thấp của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

Thách thức quân sự ngày một tăng của Trung Quốc là yếu tố tác động lớn nhất tới tới sự hiện đại hóa của JSDF, tiếp theo là chương trình tên lửa của Triều Tiên. Chương trình Hướng dẫn Quốc phòng (NDPG) tháng 12/2013 đã đưa ra hướng dẫn lập kế hoạch phòng thủ trong 5 năm tới. NDPG 2013 kêu gọi phát triển một “Lực lượng Quốc phòng Năng động” – nghĩa là một lực lượng có khả năng di động tốt hơn để bảo vệ các quần đảo của Nhật Bản và chống lại những mối đe dọa mới. NDPG đã đưa ra khái niệm “Hợp tác quốc phòng năng động” – mở đường cho sự sự hợp tác lớn hơn giữa một lực lượng vốn rời rạc từ trước tới nay.

Việc Trung Quốc phát triển quân sự đã đẩy Nhật Bản vào thế "khốn cùng"

Đồng thời, NDPG 2013 cũng công bố những khả năng mới để tăng cường khả năng chống đỡ của lực lượng Hải-Không quân của Nhật Bản:

- Lực lượng Tự vệ Hàng hải (MSDF) đã có 23 máy bay tuần tra đường dài P-1 loại mới thay thế cho các P-3C Orion. Mục tiêu sắp tới là tăng số tàu khu trục từ 48 lên 54. Các tàu khu trục mới sẽ nhỏ hơn, được chuẩn hóa nhiều hơn và lắp đặt thiết bị quét mìn. Vào thời điểm hiện tại, số tàu quét mìn đã giảm xuống 25%. Ngoài ra còn có chương trình tên lửa đạn đạo phòng thủ (BMD) được hoàn thiện cho 2 tàu khu trụ Aegis lớp Atago cũng như tiếp nhận thêm 2 tàu nữa, nâng số tàu khu trục được trang bị BMD lên 8 chiếc. Hạm đội tàu ngầm cũng tăng từ 16 chiếc lên 22 chiếc, như đã được thông báo năm 2010.

- Lực lượng phòng không (ASDF) sẽ triển khai thêm nhiều chiến đấu cơ F-15 hơn nữa tại khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và sẽ tăng gấp đôi Phi đội Cảnh báo sớm trên không của mình tại khu vực này. Số lượng phi đội chiến đấu cơ sẽ được mở rộng, ít nhất là bổ sung thêm 42 máy bay tiêm kích F-35A.

- Lực lượng tự vệ mặt đất (GSDF) tiếp tục xây dựng một lữ đoàn đổ bộ quanh Trung đoàn Bộ binh cơ giới phía Tây (gọi tắt là “Trung đoàn miền Tây”). GSDF cũng sẽ trang bị các phương tiện tấn công đổ bộ mới như 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22. Hơn nữa, GSDF sẽ tiếp tục giảm số lượng xe tăng, đầu tư vào các phương tiện chiến đấu di động mới và thiết lập lưc lượng giám sát bờ biển, các đội an ninh khu vực dọc quần đảo Ryukyu. Cuối cùng, Nhật Bản sẽ phát triển 9 công ty sản xuất tên lửa chống tàu sẽ được triển khai vào thời gian tới.

- Sách trắng quốc phòng 2014 khẳng định tất cả những kế hoạch trang bị quốc phòng trên.

Vậy, tất cả những điều đó nghĩa là gì? Về cơ bản, dưới thời ông Abe, Nhật Bản sẽ tiếp tục hiện đại hóa thế trận quân sự phòng thủ. Đó là biến JSDF trở nên năng động và linh hoạt hơn khi phòng thủ bảo vệ quần đảo này trong khi vai trò chủ yếu vẫn là hỗ trợ các lực lượng của Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Trong bối cảnh này, các nhà phân tích cho rằng những động thái gần đây dẫn tới các cuộc tập trận để thực thi quyền phòng vệ tập thể là điều đã được báo trước. Về cơ bản, nó cho phép JSDF hỗ trợ đồng minh Mỹ của mình để bảo vệ Nhật Bản chống lại mối đe dọa quân sự lớn.

Hơn nữa, vẫn chưa rõ liệu JSDF có thể đáp ứng được những tham vọng của sách trắng mới. Một trở ngại về cơ cấu là ngân sách quốc phòng. Năm nay, Nhật Bản sẽ chi 46,9 tỷ USD – tăng 2,2% so với năm 2013. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp hơn so với những năm 2000. Và nhìn vào sự phân bổ ngân sách có thể thấy chi tiêu cho bộ máy nhà nước, các chương trình an sinh, xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng đều tăng lên. Nếu các vấn đề kinh tế của Nhật Bản vẫn tiếp tục thì việc chi nhiều tiền cho quốc phòng hơn trong thời gian tới sẽ không thể duy trì.

Thậm chí, quan trọng hơn, ông Abe đang rơi vào một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ chính sách quốc phòng mà ông mới thay đổi. Ông Abe cần phải ngồi vững vị trí của mình nếu vẫn hy vọng thực hiện các cải cách của mình. Thậm chí sau đó, Nhật Bản có thể vẫn quay lại chính sách phòng vệ cơ bản.

Bảo Linh (Theo tin tức The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news