Tin mới

CHÍNH THỨC: Tăng lương tối thiểu theo giờ được triển khai thế nào từ 1/7?

Thứ hai, 04/07/2022, 18:39 (GMT+7)

Mức lương tối thiểu theo giờ chính thức được áp dụng từ ngày 1/7 và được triển khai như thế nào là điều mà người lao động không khỏi quan tâm. 

Mới đây, Nghị định 38/2022/NĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2022.

Theo đó, đây là lần đầu tiên mức lương tối thiểu giờ được ấn định trong thực tế. 

Chi tiết quy định Tăng lương tối thiểu theo giờ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, mức lương tối thiểu theo vùng từ ngày 1/7/2022 được chia thành mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ quy định cho 4 vùng. 

Chi tiết về cách triển khai tăng lương tối thiểu theo giờ. Ảnh: Internet
Chi tiết về cách triển khai tăng lương tối thiểu theo giờ. Ảnh: Internet

Mức lương tối thiểu theo tháng: Vùng I từ 4.680.000 đồng/tháng; vùng II: 4.160.000 đồng/tháng; vùng III: 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng (bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành).

Về mức lương tối thiểu theo giờ: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; vùng II: 20.000 đồng/giờ; vùng III: 17.500 đồng/giờ; vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

   >>XEM THÊM: NÓNG: Lao động nam, nữ đóng bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu tối đa?

Xử phạt thế nào nếu vi phạm?

Theo Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như sau: Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động; từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên. 

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân - Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Theo quy định nêu trên, các cá nhân sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể sẽ bị phạt tối đa đến 75 triệu đồng. 

Đối với trường hợp người trả lương là tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt tối đa có thể lên đến 150 triệu đồng. 

Biện pháp để khắc phục hậu quả chính là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?