Lễ cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm là một trong những ngày lễ cổ truyền được người Việt Nam coi trọng. Do đó, công tác chuẩn bị mâm cúng cho những ngày này thường rất được coi trọng.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Dồ lễ cúng Ông Công ông Táo. Ảnh: Internet |
- Mũ ông Công: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo có hai cánh chuồn, mũ Táo bà không có cánh chuồn. Kèm theo mũ là quần áo và đôi hia bằng giấy.
- Cá chép: Thứ không thể thiếu trong ngày cúng ông Công, ông Táo là con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy) để làm phương tiện cho các Táo lên chầu trời.
Mâm cỗ chung cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công ông Táo khác nhau. Ảnh: Internet |
Tùy theo những gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên còn có thể có lễ mặn hoặc lễ chay (trầu, cau, hoa, quả, giấy vàng hoặc bạc...) để tiễn Táo quân.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 bát canh mọc- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
Đối với những gia đình có trẻ con, dân gian còn cúng Táo Quân thêm một con gà luộc nữa.
Gà luộc này phải thuộc gà cồ, mới tập gáy (mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như gà cồ.
Trong dân gian, cúng Táo Quân thường được đặt trong khu bếp, khi cúng nên để trong bếp để có hơi ấm tỏa ra, mâm cỗ đuề huề thì cả nhà sẽ no ấm quanh năm.
Thời gian cúng
Lễ cúng thường được diễn ra vào trước 12h trưa, sau khi cúng xong, các gia đình thường hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống sẽ đem thả xuống sông, hồ biển hoặc nước tùy theo khu vực họ sinh sống.
Hồng Hạnh (tổng hợp)