Thời gian gần đây, một nhà thiết kế người Indonesia có tên Putra đã rao bán chiếc túi xách làm từ lưỡi cá sấu và cột sống của con người. Vị này quảng cáo vật liệu để làm chiếc túi được cung cấp hợp pháp từ cơ quan y tế ở Canada.
Ngay khi xuất hiện trên thị trường, chiếc túi đã vấp phải sự chỉ trích rất lớn của Cộng đồng mạng. Họ gọi chiếc túi với cái tên không thể tồi tệ hơn: "chiếc túi vô nhân đạo".
Hình ảnh về "chiếc túi vô nhân đạo" (ảnh internet)
Để có câu trả lời chính xác cho nguồn gốc chiếc túi, tờ Insider đã có một phóng sự điều tra về chiếc túi. Theo đó, chiếc túi xách trị giá 5.000 USD, được tạo ra bởi nhà thiết kế Arnold Putra.
Chiếc túi được rao bán lần đầu tiên vào năm 2016. Về hình dáng chiếc túi kiểu xách tay có phần quai giống hệt xương sống người tạo điểm nhấn cho toàn bộ sản phẩm. Các chuyên gia đã xác nhận chiếc túi này được làm từ xương sống thật.
Tìm hiểu thêm về nhà thiết kế này, tờ Insider cho biết ông có lý lịch không hề tầm thường. Tại Indonesia, người này nổi tiếng với cuộc sống xa hoa, mặc toàn đồ hiệu và đi du lịch ở nơi sang trọng. Putra từng chụp hình chung với những người nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang như Michèle Lamy.
Được biết để bán chiếc túi, nhà thiết kế này đã dùng một tài khoản mạng khác để đăng ảnh túi xách cột sống với chú thích: "Chiếc túi được làm từ cột sống của trẻ em bị loãng xương".
Tuy nhiên khi được hỏi, nhà thiết kế lại quanh co nói rằng tài khoản này được điều hành bởi người khác và anh chỉ đóng góp cho nó. Anh cũng từ chối xác nhận thông tin xương sống của chiếc túi là của một đứa trẻ.
Một nhà phân phối ở Anh khi được hỏi đã tiết lộ: "Nhà thiết kế đã trao đổi mặt hàng xa xỉ với các bộ lạc cổ xưa để đổi lại những món đồ quý giá của họ".
Những bình luận chỉ trích chiếc túi (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, căn cứ vào những lời kể của Putra thì nó hoàn toàn mâu thuẫn. Nhà thiết kế này đã xác nhận bản thân không tới các bộ lạc trong thời gian chiếc túi được thực hiện.
Thay vào đó, nhà thiết kế khẳng định ông ta lấy nguyên liệu làm túi từ từ một cơ quan y tế ở Canada bằng giấy tờ. Mẫu xương này có thể được cấp phép tặng cho y học. Đôi khi, các tổ chức bán chúng như là thặng dư.
Còn đối với lưỡi cá sấu, nhà thiết kế người Indonesia cho biết chúng là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt và da cá sấu. "Để làm ra chiếc túi, chúng tôi phải mất một thời gian thử nghiệm nhằm làm cho lưỡi phẳng và đủ dẻo dai", nhà thiết kế nói.
Ben Lovatt là người đã mua lại chiếc túi chia sẻ rằng chiếc túi giống như mẫu vật y học không còn giá trị sử dụng. Người này đoán rằng chiếc cột sống có thể được bán với mục đích giảng dạy, văn hóa…
Trên thực tế, theo điều tra của National Geographic, tính hợp pháp của việc mua và bán xương người trên thế giới rất khác nhau. Ở nhiều tiểu bang Mỹ hay Canada vào năm 2017 việc mua bán này là hợp pháp.
Mặc dù mọi bằng chứng chứng minh rằng chiếc túi là hợp pháp nhưng nhiều tín đồ thời trang vẫn cho rằng sản phẩm này thể hiện sự vô nhân đạo. Giữa làn sóng phản ứng dữ dội từ netizen, hình ảnh chiếc túi và mọi liên hệ liên quan đến nó trên trang web đều bị xóa sạch.